Chứng sĩ là gì? Tại sao Khanh viết Blog này?

Chứng sĩ là gì? Tại sao Khanh viết Blog này?

Chứng sĩ là gì? Đó là tên gọi thân mật dành cho nhà đầu tư chứng khoán. Thân mật. Và đáng yêu.

Chứng sĩ là gì?

Chứng sĩ: bạn là ai? Đúng như tên gọi thân mật ấy, ám chỉ cho các nhà đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư hàm ý là dài hạn. Chứng sĩ cũng ám chỉ luôn các nhà giao dịch, vốn dĩ chỉ tham gia lướt theo những con sóng ngắn hoặc siêu ngắn để kiếm lợi nhuận.

Miễn là bạn cứ tham gia thị trường chứng khoán thì được gọi là chứng sĩ.

chung-si-la-gi

Tại sao Khanh viết blog chứng sĩ này?

Sau hơn 1 năm viết lách cho blog chungsi.vn (chứng sĩ chấm vn), đến lúc mình kiểm điểm lại xem viết được những gì. Thường thì Khanh viết theo cảm hứng nhưng chủ đề chính trong các bài viết vẫn là về chứng khoán.

Thị trường chứng khoán để nói ra thì khá rộng.

Khanh cũng tham gia đã khá lâu trên thị trường này, nhưng chủ yếu lại là thị trường cổ phiếu. Thị trường cổ phiếu chỉ là 1 phần trong thị trường rộng lớn đó mà thôi.

Lại lan man chút. Thị trường cổ phiếu là 1 phần của thị trường chứng khoán. Còn một thị trường nữa cũng chạy song song: thị trường trái phiếu. Trái phiếu là công cụ nợ trong khi cổ phiếu là công cụ vốn chủ sở hữu.

Thị trường trái phiếu hầu như ít được chứng sĩ biết tới. Nó dành cho các nhà đầu tư tổ chức. Chỉ cho đến khi những vụ lùm xùm phát hành trái phiếu, mua bán trái phiếu sai phạm được đưa lên truyền thông trong năm 2022 vừa qua!

Thời gian tới có thể thị trường này sẽ phát triển rộng rãi và nhà đầu tư cá nhân có nhiều cơ hội tham gia giao dịch trực tiếp trái phiếu giống như cổ phiếu bây giờ.

Còn 1 thị trường thứ 3 nữa là thị trường chứng khoán phái sinh. Ví dụ như chỉ số VN30 bạn có thể mua các hợp đồng tương lai của các chỉ số này. Hoặc các chứng quyền.

Cá nhân Khanh thì cũng không tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh này mặc dù biết khái niệm về nó cũng cực kỳ lâu rồi.

Sở dĩ gọi là phái sinh do nó dựa vào 2 loại tài sản tài chính cơ bản là cổ phiếu và phái phiếu mà ra. Đánh phái sinh thì chỉ là trading (giao dịch) chứ đừng bao giờ bạn nhầm lẫn là đầu tư. Giao dịch thì lợi nhuận là do chênh lệch giá.

Thị trường chứng khoán có 3 thị trường con được phân loại như vậy.

Nếu bạn để ý thêm thì còn một thị trường nữa là thị trường tiền tệ.

Cũng là một loại giấy tờ có giá nhưng nó thuộc dòng ngắn hạn. Các tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cũng được xếp vào các giao dịch của thị trường tiền tệ.

Thị trường chứng khoán thường hàm ý dài hạn hơn. Thì trường tiền tệ sẽ là ngắn hạn. Ngắn hạn thể hiện ở các công cụ tài chính có thời hạn dưới 1 năm.

Thị trường tiền tệ + thị trường chứng khoán = thị trường tài chính.

Quay trở lại: tại sao Khanh viết về blog chứng sĩ.

Tham gia nhiều năm, với nhiều trải nghiệm thực ra để rút ra 1 cái gì đó nếu bạn không phải dân chuyên sẽ mất khá nhiều thời gian. Có nhiều bài học cứ phải học đi học lại mãi. Bởi vì con người có tính hay quên, các hành động lặp đi và lặp lại do bản chất, do bản năng đã ăn sâu vào tiềm thức. Bạn chỉ có thể nhớ lại rút kinh nghiệm nếu học hỏi nghiêm túc và để suy nghĩ của mình luôn tỉnh táo ở trạng thái trung tính.

Blog chứng sĩ viết về cái gì?

Thât tiếc là Khanh chỉ đưa ra 1 số kiến thức cơ bản cộng với trải nghiệm và nhận thức cá nhân và 1 số cách nhìn mà mình vẫn đang áp dụng hàng ngày sao cho bạn cảm thấy dễ hiểu nhất. Cách này phù hợp với Khanh nhất. Nhưng cũng có thể không phù hợp với bạn.

Tuy nhiên Khanh cũng đưa ra 1 số quan điểm, khái niệm để so sánh, tất nhiên không đi quá sâu vào những thứ đối lập với giá trị và phong cách đầu tư của mình.

Ví dụ: Khanh không đưa ra quá nhiều chỉ báo phân tích kỹ thuật vì thực tế mình không dùng đến các chỉ báo đó. Khi nào rảnh hơn thì nghiên cứu xem và đưa ra các nhận xét và viết thêm các bài viết về các chỉ báo này.

Kể cả bạn khác trường phái của Khanh cũng có thể thu nhặt được 1 số ý tưởng đáng giá. Mọi thứ cuối cùng bao giờ cũng lộn về những cái cơ bản, những nguyên lý tồn tại lâu dài theo thời gian. Chỉ khi kiểm  nghiệm thực tế mới chứng thực được,.

Ví dụ như các chỉ báo phân tích kỹ thuật như đường MA (đường trung bình trượt) chẳng hạn: nó là các số liệu thể hiện bằng cách hình vẽ qua công thức toán học. Ở đây là công thức trung bình. Bạn cần khám phá ra quy luật của tâm lý, của diễn biến hành động giá nhưng lại qua thêm 1 cái cầu trung gian là công thức toán học. Chỉ báo này dù cơ bản nhưng mình dùng nó rất thường xuyên.

Trung bình trong toán học cũng thể hiện một nguyên lý. Ví dụ vậy!

Blog chứng sĩ viết về cái gì?

Theo bố cục hiện tại của Khanh sẽ nhằm vào các chủ đề chính: những chủ đề tổng thể cho dù bạn là nhà giao dịch ngắn hạn hay nhà đầu tư dài hạn đều quan tâm đến nó.

Các phương pháp phân tich

Bạn biết đấy, có 2 phương pháp phân tích: gồm phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Bạn chỉ cần giỏi 1 trong 2 thứ cũng đã kiếm kha khá tiền rồi. Mỗi thứ đều đòi hỏi sự hiểu biết về kiến thức và thực hành,  gắn với việc kiểm chứng quá khứ cộng với các trải nghiệm thực tế.

Khanh chứng kiến có những người chỉ theo trường phái phân tích kỹ thuật sau 3- 5 năm họ đã trở thành cao thủ kiếm được khá nhiều tiền. Nhưng trước đó hầu như ai cũng phải trả giá bằng học phí. Học phí bằng cách học từ thầy chuẩn và có trải nghiệm thì đỡ hơn nhiều so với tự học hoặc học nhầm người và lỗ.

Bản thân mình thì áp dụng phân tích kỹ thuật nên tránh được vụ mất tiền lớn trong xu hướng giảm trong năm 2022 vừa qua. Có mất nhưng mất ít. Thành quả trước đó vẫn giữ được.

Ngay cả những chứng sĩ theo trường phái phân tích kỹ thuật cũng đều có hiểu biết ít nhiều về phương pháp phân tích cơ bản.

Phân tích cơ bản cũng thế. Có nhiều người theo thuần trường phái này và cũng khá thành công.

Nói tiếp về câu chuyện thành công, nghĩa là ít nhiều đều kiếm được tiền trên thị trường chứng khoán.

Thực tế: tỷ lệ thành công khá ít so với những người mất tiền. Tỷ lệ thành công không quá 10% những người tham gia nếu bạn làm con số thống kê những chứng sĩ tham gia từ 3-5 năm.

Một điều thú vị là đài báo truyền thông ra rả những thứ như thế lại kêu thị trường chứng khoán còn quá nhiều tiềm năng. Họ dựa vào con số tỷ lệ số dân tham gia thị trường chứng khoán với tổng dân số. So sánh với các nước phát triển. Góc nhìn này có vẻ cực kỳ thuyết phục vì tỷ lệ ở Việt Nam còn rất thấp.

Có những điều họ không nói hết và có khi còn chả biết.

Nếu nhìn về tỷ lệ tham gia đến hiện tại đúng là có tiềm năng thật. Nhưng cứ sau 1 pha xuống dài như hơn 1 năm qua thì ai cũng lỗ. Có người lỗ nặng. Và 1 bộ phận những người thua lỗ lớn do quá sợ rút ra khỏi thị trường không bao giờ quay lại nữa. Một số khác hết tiền phải qua trở về công cuộc kiếm sống trước đây với đống nợ phải trả.

Một số khác thê thảm hơn.

Cơ hội đến 1 lớp nhà đầu tư mới xuất hiện. Những người chưa từng tham gia thị trường chứn khoán, lại đóng góp lực lượng trong một trend mới, 1 chu kỳ mới, vòng xoáy mới. Có thể đó là năm 2024. Sớm có thể trong năm 2023.

Bài học lại lặp lại nhưng không hoàn toàn y hệt như cũ.

Chỉ cần bạn có bài học, bạn tham gia trở lại, biết rút kinh nghiệm thì cơ hội có tiền từ thị trường này sẽ dễ dàng hơn nhiều so với lần trước đây.

Đây là bài học khá quan trọng!

Bạn tưởng tượng như mình đi học 1 nghề thì chương trình giống y hệt thế. Bạn cần có thời gian để trui rèn các kỹ năng, luyện ý chí và kiểm soát cảm xúc.

Chủ đề phân tích cơ bản

Chủ đề phân tích kỹ thuật

Phần thứ 2 không thế bỏ qua là quản trị tâm lý các chủ đề về tâm lý.

Tâm lý bao gồm hiểu biết về tâm lý đám đông và tâm lý của chính cá nhân bạn. Tâm lý đám đông bạn chỉ  cần hiểu. Nhưng tâm lý của chính mình bạn phải  rèn luyện mới kiểm soát được.

Cũng mất khá khá thời gian đấy. Nếu bạn là người hiếu thắng, cố chấp thì bất kể tuổi tác thì trong thị  trường này sẽ có xác suất thất bại khá cao. Kể cả bạn cực giỏi về phân tích.

Phân tích và tâm lý là 2 vấn đề khác nhau. Bạn giỏi phân tích nhưng tâm lý không ổn định, thất thường thì phân tích giỏi đến mấy cũng không có giá trị, trừ khi bạn đi xui người khác đầu tư hay giao dịch.

Chủ đề: tâm lý đầu tư

Phần tiếp theo là quản trị tiền.

Các nội dung về quản trị tiền cũng khá đa dạng.

Có thể là cách đi tiền vào và ra. Hay nói cách khác là mua và bán. Khối lượng tiền là bao nhiêu?

Hay là cách thức phân bổ vốn vào các danh mục đầu tư

Tỷ trọng tiền và cổ phiếu.

Cách duy trì tỷ trọng tiền hợp lý còn là yếu tố củng cố cho tâm lý cá nhân của bạn.

Có dùng margin hay không…

Cách kiểm soát và phân bổ rủi ro.

Chủ đề: quản trị rủi ro

Ngoài ra còn xuất hiện một số nội dung khác nhưng cũng phải liên quan đến đầu tư

Ví dụ như mục đầu tư tài chính, quản lý tài chính cá nhân, các trải nghiệm…

Đó là nội dung. Nếu để viết thì chắc dài dài cũng chưa hết được.

Viết lách là một cách làm cho bạn chậm lại nghiền ngẫm sâu sắc hơn

Cũng là cách để bạn lưu lại những kiến thức, những trải nghiệm mặc dù nó có thể đã nằm trong tiềm thức bạn rồi.

Viết còn thúc đẩy sự sáng tạo nữa…

Và mục đích nữa cũng liên quan đến cả thương mại. Khanh cũng muốn tìm những người phù hợp để có cùng quan điểm, cùng đồng hành trong dài hạn.

Như hiện nay Khanh vẫn duy trì cách nhìn 1 tuần 1 lần để view về thị trường. Để tiếp tục quan sát, học hỏi rút kinh nghiệm. Chờ cơ hội lớn.

Bạn thấy triết lý đầu tư mà Khanh theo đuổi có vẻ ít người tham gia. Phần lớn mọi người tập trung cho trading ngắn hạn, thậm chí siêu ngắn.

Bạn thấy phù hợp có thể có mấy cách đồng hành cùng nhau:

  1. Cấp độ thấp nhất: Mở tài khoản chứng khoán tại TCBS
  2. Các khóa học cơ bản online (sắp tới sẽ có)
  3. Coaching 1:1 (nếu bạn phù hợp tiêu chí về triết lý đầu tư)

Giới thiệu khóa học phân tích kỹ thuật mà mình đã học rất thực chiến.

Kết bạn với Khanh qua:
Zalo: 0904166930
Facebook: Vũ Hồng Khanh

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x