Danh mục cổ phiếu và quản lý danh mục, nghe có vẻ đơn giản nhưng nhiều người vẫn mắc những sai lầm cơ bản mà vô tình không để ý.
Bạn đã từng đầu tư cổ phiếu thì thấy nhiều nghịch lý hết sức buồn cười. Khi quan sát danh mục cổ phiếu của mình, những mã cổ phiếu tăng rất mạnh nhưng tổng tài khoản thì không thấy lãi. Có những mã cổ phiếu bạn kỳ vọng cực lớn, đến mức có thể xoay chuyển vị thế tài chính cho bạn thì vẫn ỳ ạch.
Trong vài tuần đến vài tháng khiến bạn ngày càng sốt ruột. Mà càng sốt ruột thì càng không như mong đợi.
Hãy bắt đầu từ danh mục cổ phiếu là gì?
Danh mục cổ phiếu ở đây hiểu là danh sách cổ phiếu bạn đang nắm giữ ở thời điểm hiện tại. Đó là các cổ phiếu bạn đã mua, đã xuống tiền.
Nếu nhìn vào tài khoản chứng khoán bạn sẽ thấy các điểm sau:
- Các mã cổ phiếu đang nắm giữ
- Số lượng cổ phiếu của từng mã
- Giá vốn (giá bạn đãmua)
- Giá trị trường tham chiếu ở thời điểm hiện tại
Nhìn vào tài khoản bạn thấy tổng thể ngay lãi lỗ hiện có.
Danh mục cổ phiếu nên có bao nhiêu mã?
Đã có lần Khanh được 1 số anh chị em chia sẻ danh mục của mình để nhờ tư vấn xem có ỏn không? Bạn thấy điều gì xảy ra khi Khanh nhìn vào danh mục của bạn ấy.
Một danh mục gồm đến gần 20 cổ phiếu.
Hơi bị giật mình! Vì mình từng như vậy!
Với danh mục như thế này, bạn chả thể nhớ nổi các mã của mình.
Nếu bạn không phải là nhà giao dịch chuyên nghiệp thì điều này càng tệ. Nhất là khi bạn đang vướng công việc hiện tại mình làm.
Điểm tệ tiếp theo là khi bán chả biết bán mã nào. Do có quá nhiều mã để lựa chọn.
Câu hỏi tại sao là danh mục cổ phiếu lại nhiều đến như vậy?
Cá nhân Khanh từng vấp phải trải nghiệm này nhiều lần trong quá khứ. Có mấy lý do sau bạn có thể xem có mình ở trong đó hay không?
Thứ nhất, nhìn thấy mã nào cũng thích mua.
Như kiểu tiền có sẵn trong túi. Không mua sẽ không chịu được. Điều này cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi thị trường trong điều kiện không tốt.
Thứ 2 là lòng tham luôn bị kích thích.
Cứ khi nhìn thấy một mã cổ phiếu mà mình cảm thấy rẻ hoặc nhất là đang tăng giá mạnh là bạn muốn mua.
Bạn sợ bỏ lỡ cơ hội.
Xem bài về FOMO.
Những động cơ trên là từ cảm nhận chủ quan của bạn.
Trong trường hợp bạn có môi giới hỗ trợ thì sao?
Bây giờ lý do không phải chỉ từ bạn nữa.
Bạn luôn nhận được sự tư vấn liên tục, nhiệt tình từ những người môi giới. Bất chấp điều kiện của thị trường nói chung khó khăn hay riêng của từng ngành, từng cổ phiếu, bạn được thuyết phục là luôn có cơ hội. Tiền bạn chỉ việc thò tay ra lấy trên thị trường tài chính, vốn dĩ là thị trường của tiền.
Có đủ thứ lý do để bạn nên mua.
- Từ phân tích biểu đồ.
- Từ tin tức.
- Từ tin mật của nhà cái…
Nói thật là: nếu Khanh ở trong những trường hợp như vậy, dù mình có kinh nghiệm dù mình không muốn mua nhưng vẫn bị ám ảnh bởi việc mua cổ phiếu.
Khả năng xuống tiền là rất cao.
Khi bạn ở trong các hội nhóm:
Điều này càng tệ hại hơn nữa. Vì bạn đang ở trong một môi trường, trong đám đông.
Mà ảnh hưởng của đám đông khiến bạn có cưỡng lại nhất.
Có chim mồi, có bìm bịp…
Có cả người cầm cái.
Còn nhiều thứ khác như truyền thông.
Bạn cứ xem báo , xem tí vi, xem bản in tài chính thì tác động cũng tương tự như vậy.
Đó là lý do tại sao bạn nắm giữ quá nhiều mã cổ phiếu.
Hãy nhớ về nguyên tắc đầu tiên:
Giữ tiền mới là số 1.
Trong thị trường này, kiếm tiền sẽ phải ở vị trí thứ 2. Và đi cùng với nó là quản trị tiền, quản trị rủi ro.
Càng trải nghiệm lâu bạn càng ngấm nguyên tắc này.
Phân biệt danh mục cổ phiếu và danh mục cổ phiếu quan sát.
Thường bạn sẽ có 2 danh mục.
Danh mục quan sát là bạn tìm kiếm, lọc ra các mã cổ phiếu đưa vào tầm ngắm để chuẩn bị cho việc xuống tiền.
Dnah mục này luôn cần có trong mọi điều kiện của thị trường.
Bởi khi cơ hội xuất hiện với những mã cổ phiếu trong ra đa quan sát là bạn phải hành động.
Bài viết này nói về danh mục cổ phiếu bạn đang nắm giữ.
Danh mục cổ phiếu nên có bao nhiêu mã?
Nếu bạn giữ 10 mã cổ phiếu. Giả sử phân bổ là 10% đều nhau. Bạn tưởng tượng: một mã của bạn tăng đến 20% thì bạn phải chia cho 10 lần để có số lãi của tổng danh mục. Nếu các cổ phiếu khác giá giữ nguyên, danh mục của bạn chỉ tăng 2%.
Đó là lý do bạn thấy nhiều mã tăng khủng mà danh mục của bạn không có lãi đáng kể.
Còn giữ đến 20 mã cổ phiếu thì quả là điều tệ .
Giờ bạn giảm số lượng cổ phiếu trong danh mục xuống 5 cổ phiếu thì sao?
Một cổ phiếu tăng 10% thì bạn phải chia cho 5 và danh mục của bạn chỉ tăng 2%.
Điều này đặt ra câu hỏi: đã thế thì tôi all in chỉ mua 1 cổ phiếu duy nhất trong danh mục.
Nếu tăng 10% thì tôi không phải chia chác cho những mã còn lại.
Và lý do đưa ra là đầu tư tập trung.
Thoạt đầu điều này nghe có vẻ hợp lý.
Nhưng nếu một khi bạn gặp mức độ tăng giá mạnh của cổ phiếu lòng tham sẽ bị kích thích mạnh mẽ.
Nhưng chưa chắc bạn đã gồng lãi được.
Hoặc khi giảm là bạn sẵn sàng gồng lỗ chịu trận.
Theo kinh nghiệm của Khanh thì danh mục nên là 3 cổ phiếu cho quy mô vốn đầu tư từ vài chục triệu đến dưới 1 tỷ đồng (VND).
Vốn trên 1 tỷ cần cân nhắc tính toán kỹ hơn.
Đó là về số lượng. Còn về tỷ trọng thì sao.
Danh mục cổ phiếu nên phân bổ tỷ trọng như thế nào?
Nếu có 3 mã thì cách dễ nhất và đơn giản nhất là bạn chia 3 đều nhau.
Nếu bạn mua 80% vào 1 mã cổ phiếu thì thực ra cũng chỉ đầu tư all in vào 1 cổ phiếu. Mức độ ảnh hưởng chỉ 1 mã này quyết định toàn bộ hiệu suất danh mục đầu tư của bạn. Những cổ phiếu còn lại ảnh hưởng không đáng kể.
Điều này giải thích tại sao ngay cả nlhi bạn đầu tư vào vài mã cổ phiếu mà khi 1 mã tăng rất mạnh nhưng lãi tổng danh mục của bạn không đáng bao nhiêu.
Vấn đề là tỷ trọng.
Tỷ trọng tiền cổ phiếu đó quá thấp trong danh mục của bạn.
Những biến thể của danh mục cổ phiếu.
Thực ra bạn có thể đầu tư hơn 3 mã cổ phiếu.
Biến thể như sau:
Bạn mua 3 mã cổ phiếu chiếm đến 90% tổng tiền đầu tư của bạn.
Còn 10% tiền bạn rải ra 1 số mã khác.
Như kinh nghiệm của Khanh mình rải vào những mã trong danh mục quan sát đang có tiềm năng. Đây là những mã mà mình cần theo dõi sát sao.
Khi mã cổ phiếu này hiện diện trong danh mục của bạn hì bạn sẽ đỡ quên. Mà lại còn bỏ 1 ít tiền vào nữa chứ!
Tất nhiên danh mục quan sát của bạn bên ngoài vẫn phải có. Để đón bắt những cơ hội.
Danh mục cổ phiếu có quan hệ như thế nào với quản lý tài chính cá nhân.
Khanh đã có nhiều bài viết về vấn đề này rồi.
Danh mục cổ phiếu thể hiện tài sản đầu tư hoặc giao dịch kỳ vọng đem lại lợi nhuận.
Thường bạn chỉ xuống tiền khi cơ hôi tăng cao. Xác suất thắng lớn.
Xem thêm:
Một số lưu ý khác về danh mục cổ phiếu quan sát:
Danh mục cổ phiếu đầu tư công: cách tìm kiếm

Bạn có thể dùng Google search và thấy một loạt danh sách sau đó mình hãy tìm hiểu cụ thể từng mã.
Nhưng cách hay nhất vẫn là vào các trang chuyên như Fireant hay cafef để tra các cổ phiếu theo ngành.
Trên cafef:

Trên Fireant:

Xem thêm về: Lọc cổ phiếu.
Danh mục cổ phiếu của các quỹ đầu tư
Bạn có thể đưa vào danh mục quan sát bằng cách xem danh mục cổ phiếu của các quỹ đầu tư. Hãy coi như đây là 1 bộ lọc, sau đó mình thu hẹp danh sát quan sát lại để tim những cổ phiếu tiềm năng tốt hơn nữa.
Xem chuyên mục về: Quỹ đầu tư Kết nối với Khanh qua Facebook.