Nếu bạn nắm giữ đầu tư dài hạn, bạn chắc chắn sẽ có lãi. Bạn nghe câu nói này có vẻ quen quen không? Có thể từ bạn bè, cũng có thể từ các lời tư vấn của các chuyên gia là. Đây là lý do đặc biệt hay đưa ra khi bạn bị lỗ, không dám hoặc không kịp cắt lỗ. Ngày càng lún sâu vào lỗ do giá cổ phiếu liên tục đi xuống.
Và đến lúc tổn thất tài khoản của bạn cực lớn. Khi bạn cắt lỗ đúng đáy.
Nếu không cắt lỗ thì tinh thần của bạn giảm sút thê thảm!
Đầu tư dài hạn là gì?
Đầu tư cổ phiếu dài hạn là khi bạn nắm giữ cổ phiếu trong thời gian dài. Với kỳ vọng là doanh nghiệp hoạt động tốt. Có lợi nhuận. Thời gian sẽ chứng minh lợi nhuận tăng trưởng này sẽ làm giá trị công ty tăng lên. Do đó sẽ làm tăng giá cổ phiếu.
Đầu tư dài hạn chứng khoán khác với đầu tư ngắn hạn ở điểm nào?
Cái mà chúng ta dễ nhìn thấy nhất chính là thời gian.
Dài hạn thường là 3 năm trở lên. Còn ngắn hạn sẽ 1 năm trở xuống. Có khi là vài tháng. Siêu ngắn hạn là giao dịch T+ hoặc mua bán trong đôi tuần.
Khoảng giữa sẽ là đầu tư trung hạn. Cái mà Khanh ưu tiên theo đuổi.
Đầu tư ngắn hạn hay dài hạn cũng là câu hỏi khá hay. Bạn hãy tham khảo thêm chuỗi bài về chiến lược đầu tư.
Khanh sẽ chỉ cho bạn thấy đây là lời khuyên chết người đã nói ở đoạn đầu: đầu tư dài hạn luôn có lãi (đặc biệt vì bạn là nhà đầu tư cá nhân).
Trước hết hãy quan sát biểu đồ dài hạn của chỉ số Vnindex.

Vnindex là chỉ số thị trường chung, nếu bạn lấy mức bình quân trong dài hạn hoàn toàn bạn có thể lấy chỉ số này làm tham khảo cho sự tăng trưởng của thị trường cổ phiếu.
Và ở đây xuất hiện một khái niệm: chiến lược đầu tư thụ động theo chỉ số hay chiến lược đầu tư passive investing. Bạn sẽ lấy một chỉ số của thị trường, cụ thể đây là VN30 gồm 30 cổ phiếu trên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Bạn đã từng nghe đến chiến lược đầu tư theo chỉ số này hay chưa?
Chiến lược đầu tư theo chỉ số hiện tại có quỹ ETF VN30 (với tên gọi là quỹ hoán đổi danh mục). Định kỳ quỹ này sẽ mua và bán các cổ phiếu để đảm bảo tỷ trọng gần sát nhất với chỉ số VN30. Nó là quỹ mô phỏng thị trường. Hiệu quả là do thị trường quyết định nếu bạn mua các chứng chỉ quỹ ETF này.
Bạn hãy xem lịch sử chỉ số Vnindex từ tháng 2 năm 2007 đến nay. Giả sử bạn đu đỉnh đầu năm 2007 ở ngưỡng 1200. Và 11 năm sau, tháng 3 năm 2018 thị trường mới đạt đỉnh cũ. Nếu bạn đầu tư dài hạn thì sao. Giả sử bạn có mua chứng chỉ quỹ Vnindex từ thời điểm đó (dĩ nhiên là sau này mới có quỹ ETF VN30) thì nghĩa là 11 năm sau bạn vẫn nắm giữ dài hạn. Và bạn chả có xu nào cả. Thà bạn gửi ngân hàng có khi còn có lãi kha khá. Câu chuyện đầu tư dài hạn trở nên ngớ ngẩn, ít nhất là trong 11 năm này!
Quay trở lại với câu chuyện đầu tư dài hạn của cổ phiếu riêng lẻ.
Bạn cần suy ngẫm về vấn đề này: Bạn luôn mong muốn tìm một cổ phiếu tốt, tăng trưởng, giá luôn tăng. Bất chấp cả khi thị trường xuống thì bạn vẫn kỳ vọng mã của bạn có tăng bất chấp thị trường như thế nào chăng nữa.
Để làm được điều này bạn phải là chuyên gia xuất sắc, những người có năng lưc cực tốt và giỏi nhất trên thị trường. Bạn hãy thử tìm xem ai và bạn có phải là người đấy không?
Có một số mã cổ phiếu vẫn tăng trưởng trong dài hạn xét từ đỉnh năm 2007 có lẽ có VNM là phát triển vượt bậc cho đến 2018. Giá tăng gấp hơn 10 lần.
Nhưng không phải lúc nào bạn cũng chọn được VNM. Mà lỡ bạn chọn VSP thì sao, một mã cổ phiếu đình đám một thời sau này mất hút như chưa bao giờ được biết đến. Bạn hãy chịu khó tra Google “mã cổ phiếu vsp”để đọc lại. Đây là mã Khanh từng chứng khiến tăng giá khủng khiếp và cũng chứng kiến sau này trở về thời kỳ “đồ đá”.
Quay trở lại câu chuyện lúc đầu và đây là những diễn biến thực tế:
Bạn cứ nghe người tư vấn hoặc bạn của bạn: khi mà đã đầu tư cổ phiếu không bao giờ là lỗ. Nếu bạn đủ lì để nắm giữ dài hạn. Và một câu nữa: khi bạn chưa bán nghĩa là bạn chưa lỗ, số lỗ thể hiện trên tài khoản chỉ là tạm thời.
Mới nghe thoạt qua, bạn thấy có vẻ đúng. Khanh hồi xưa (cách đây hơn chục năm) cũng cảm thấy đúng. Quá đúng đi chứ còn gì nữa.
Bây giờ quay trở lại câu hỏi: khi bạn mua cổ phiếu ban đầu bạn dự định như thế nào? Bạn định mua với kế hoạch (gọi là kế hoạch cho oai) là sẽ bán ngay sau khi hàng về. T+ một từ có vẻ quen quen. Nhưng rất tiếc khi hàng chưa về nó đã cho 2 cây sàn liên tiếp bạn âm đến hơn chục %.
Quay trở lại câu hỏi. Nếu bạn đánh T+ thì bạn kiếm bao nhiêu % lợi nhuận. Đến khoảng 10% là quá khủng. Và giờ nó còn lỗ tiếp. Hàng về bạn không dám cắt lỗ và sau 1 tháng nó âm đến 30%.
Như vậy có gì sai sai ở đây. Bạn lại có được lời khuyên là giữ dài hạn và trở thành cổ đông chiến lược bất đắc dĩ.
Tiếp theo, có thể bạn không đánh T+ và bạn có thể đánh dài hơn chút vài ngày đến 1-2 uần. Tình trạng cũng tương tự như trên. Vẫn là lời khuyên tắt app và cố giữ trong dài hạn.
Điều này sẽ không có gì sai nếu ngay từ đầu bạn xác định đầu tư cổ phiếu này trong tối thiểu 1 năm. Bạn lỗ đến 30% cũng là bình thường, mặc dù hơi sốc đối với người đầu tư dài hạn. Vì ngay từ đâu họ đã ước lượng được giá trị cổ phiếu họ nắm giữ.
Và họ thực hiện chiến lược giá càng xuống thì càng mua vào để bình quân giá xuống (Khanh thấy chiến lược bình quân giá xuống áp dụng duy nhất trong trường hợp này, nhưng đây cũng không phải là cách tối ưu). Bạn có thấy quen quen với mình không? Hãy nghĩ kỹ điều này để trả học phí cho mình thấp nhất.
Một vài gợi ý cho đầu tư dài hạn chứng khoán
- Cách dễ nhất mà bạn chọn chiến lược đầu tư thụ động bằng việc mua các chứng chỉ quỹ phù hợp
Bạn có thể mua chứng chỉ quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu khi chọn được thời điểm thích hợp. - Bạn có thể lựa chọn cổ phiếu kỹ càng với tiêu chí năng lực tạo ra lợi nhuận dài hạn của công ty
- Điểm quan trọng nữa là bạn cần chọn được thời điểm mua hợp lý (tránh rơi vào trường hợp mua ở đỉnh 1200 điểm như trao đổi phần trên. Bạn cần có kiến thức về vĩ mô, các chính sách tiền tệ; và cần dùng phân tích kỹ thuật như một công cụ để có căn cứ ra quyết định.
Nếu bạn chọn cách 1, bạn có thể mở tài khoản tại công ty chứng khoán Techcom tại đây để mua các chứng chỉ quỹ của họ.