Chứng sĩ là gì? Đối thủ của bạn là ai?

Chứng sĩ là gì? Đối thủ của bạn là ai?

Chứng sĩ là gì?

Đây là cách nói vui dành cho những nhà đầu tư chứng khoán. Chứng sĩ chính là bạn!

Nếu bạn tham gia vào giao dịch, đặc biệt là những giao dịch ngắn hạn là bạn đang tham gia vào cuộc chiến. Giao dịch ngắn hạn là những giao dịch mua bán cổ phiếu có thời gian từ vài ngày (thậm chí giao dịch T+) cho đến vài tuần.

Đơn giản ai tham gia vào thị trường này đều muốn ăn ngay, muốn làm giàu nhanh chóng trong thời gian ngắn. Siêu ngắn nữa thì càng tốt.

Bạn muốn như vậy cũng là lẽ thường. Nhưng hãy để ý, theo dõi và quan sát kỹ.

chung-si-la-gi
Chứng sĩ họ là ai?

Đối thủ của chứng sĩ ở đâu?

Trước đây, thời chưa có giao dịch điện tử, người ta phải đến các sàn giao dịch và nhìn bảng điện. Ít nhiều bạn cũng thấy những đối thủ của bạn là ai, những người ngồi cùng bạn ở trên sàn, với những sắc thái cảm xúc khác  nhau. Nhưng hiện nay giao dịch là điện tử, bạn thấy đối thủ của bạn là vô hình. Bạn không thể cảm nhận hay nhận biết được gì từ họ.

Ví dụ như khi bạn đang đi làm, bạn thấy đồng nghiệp bạn trở thành đối thủ đáng gờm trong 1 cuộc đua tăng lương hay bổ nhiệm vào một vị trí có thu nhập cao hơn. Trong công cuộc kiếm tiền đó, bạn biết rõ đối thủ mình là ai: nhìn thấy, sờ thấy… thậm chí còn cảm nhận được. Việc đó làm cho bạn dễ ứng phó hơn, khi nào thì chiến đấu và khi nào thì rút lui.

Nhưng trên sàn, cách lệnh mua bán đều là điện tử. Bạn ko thể biết đối thủ của mình là ai.

Tại sao lại gọi là đối thủ chứ không phải là người hợp tác.

Trong giao dịch ngắn hạn, thì cổ phiếu nó chưa thể tạo ra một giá trị ngay được. Đến hàng quý, báo cáo định kỳ mới được công bố (vào tầm khoảng đến ngoài ngày 20 kết thúc quý đấy). Bạn sẽ thấy lãi quý này là bao nhiêu, nếu có lãi thì giá trị của công ty tăng lên (ít nhất và về giá trị sổ sách).

Nên tất cả giao dịch ngắn hạn, và siêu ngắn hạn sẽ là cuộc đấu của cái tôi gọi là “các tay chơi chứng khoán”.

Vậy đối thủ của chứng sĩ là ai?

Bạn phải vượt lên họ thì mới kiếm được lợi nhuận chứ!

Có thể bạn cho rằng đối thủ củ bạn cũng là 1 người giống như bạn. Một tay chơi cá nhân, đằng sau máy tính. Xem mã này, xem mã kia rồi mua mua, bán bán.

Chỉ riêng điều này thôi, bạn có thấy bạn nắm chắc phần thắng hay không? Vì bạn không thể thấy họ là ai, kiểu gì, họ hơn hay kém bạn!

Lãi của bạn sẽ là lỗ của họ và ngược lại.

Còn đối thủ nào khác không. Bạn thử đoán xem.

Có một nhóm đối thủ nặng ký khác: họ có sức mạnh về nguồn lực: tiền vốn lớn, nhân sự chuyên nghiệp vận hành, họ có cả thời gian… nhiều thứ hơn hẳn bạn. Lợi thế có vẻ thuộc về họ.

Họ có thể là chính các công ty chứng khoán mà bạn đang mở tài khoản. Họ có hoạt động mua bán hàng ngày còn gọi là tự doanh. Liệu họ phím cho bạn mua một mã cổ phiếu này, trong khi họ bán ra chính cổ phiếu đó?

Còn một số lực lương chuyên nghiệp nữa: như ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư chứng khoán chủ động… Đây là các tổ chức tài chính chịu sự giám sát bởi cơ quan nhà nước.

Có một nhóm nữa (có thể có) là các tay to, các doanh nghiệp kinh doanh bình thường, đang tạm thời  thừa tiền không biết làm gì. Thế là họ múc chứng khoán.

Một nhóm nữa có thể là các cá nhân tay to, có thể liên quan hoặc không liên quan đến ban lãnh đạo doanh nghiệp. Họ tham gia vào việc làm giá cổ phiếu theo những kịch bản khác nhau.

Và nhiều đối thủ vô hình nữa… mà bạn không thể biết.

Vậy trong ngắn hạn, bạn có cơ hội thắng các đối thủ đã nêu ở trên. Liệu bạn nắm bao nhiêu phần % thắng trong tay.

Trận chiến ngắn hạn hay game của chứng sĩ là gì?

Bạn lưu ý trong trận chiến này (hay gọi là trò chơi cho nó dễ nghe hơn) có tổng bằng 0. Tiền người này chuyển sang túi người khác.

Nói đúng hơn là trò chơi có tổng là số âm. Vì bạn mất thêm chi phí giao dịch, phí lưu ý, rồi thuế nữa khi bạn bán.

Bây giờ lại nói tiếp. Ai có thể soi được những người giao dịch của người tham gia. Nếu bạn biết được người tham gia, đặc biệt là danh sách cổ đông lại bất kỳ thời điểm nào thì quả là có lợi thế.

Công ty chứng khoán soi được không? Họ chỉ soi được phần giao dịch ở chỗ họ.

Đọc vị được những ai tham gia thị trường chỉ có trung tâm lưu ký chứng khoán. Đây là nơi quản lý chi tiết đến từng giao dịch của từng nhà đầu tư. Tất cả giao dịch mua bán đều được ghi nhận qua hệ thống này. Xem chừng bạn cần có tay trong ở trung tâm lưu ký chứng khoán chứ nhỉ?

Vậy bạn nên làm thế nào?

Bọn Tây nó hay gọi các thành phần tham gia như trên là cuộc chiến bò (lực lượng đánh lên) và gấu (lực lượng đánh xuống); ngoài ra còn có sự tham gia của heo (lợn) và cừu. Lợn thì bị thịt. Cừu thì bị xén lông hết lần này đến lần khác. Chỉ có bò và gấu là thắng cuộc.

Như vậy đầu tiên bạn phải nhận diện được các đối thủ của mình trước đã. Đừng để mình là cừu để bị xén lông, có bị xén thì cũng chỉ 1 vài lần để có bài học và rút kinh nghiệm. Đừng là heo để bị thịt.

Hãy dùng công cụ phân tích dành cho chứng sĩ

Công cụ chủ yếu để chiến đấu trong giao dịch ngắn hạn chỉ có thể là phân tích kỹ thuật. Xác suất đâu đó cho những người thành thạo để chiến thắng chỉ là 50-60%. Đấy là theo tôi được biết. Và kiểm chứng ở những người mà tôi biết có giao dịch chứng khoán thì đúng như vậy!

Còn cách nào khác không? Có thể nếu bạn giao dịch từ trung hạn trở lên. Khi đó doanh nghiệp có lợi nhuận. Mà có lợi nhuận thì ít nhất giá trị công ty cũng tăng lên. Thay vì quá tập trung vào đối thủ, bạn nên dành sức lực cho doanh nghiệp mà bạn quan tâm nữa. Câu hỏi thú vị để bạn hãy tự trả lời: đối thủ của bạn trong trung hạn và dài hạn là ai? Và bạn có muốn chiến đấu với những đối thủ này không?

Bạn hãy xem chuỗi bài về phân tích kỹ thuật cũng như phân tích cơ bản để đánh giá đối thủ nhé.

Có bất cứ ý kiến gì hãy để lại bình luận hoặc kết nối với Khanh qua Facebook!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x