Mẫu hình VCP là gì? Áp dụng để tìm điểm mua cổ phiếu tốt nhất sẽ được Khanh trao đổi ở bài viết này nhé!
Trước hết hãy xem khái niệm này nhé!
Mẫu hình VCP là gì?
VCP là từ tiếng Anh được viết tắt. Từ này đầy đủ như sau: Volatility Contraction Pattern. Còn gọi là mẫu hình thu hẹp độ biến động.
Đây là mẫu hình do Mark Minervini gọi tên. Đây là nhà giao dịch chứng khoán hàng đầu nước Mỹ có thành tích siêu hạng.
Hãy xem bối cảnh để áp dụng mẫu hình VCP này.
Mẫu hình này được áp dụng sau khi bạn đã có căn cứ để xác định là cổ phiếu có khả năng cao bước vào giai đoạn 2: giai đoạn tăng giá.
Tham khảo bài:
Phương pháp giao dịch SEPA : để có cái nhìn tổng thể.
Chu kỳ cổ phiếu : để biết giai đoạn 2.
Khanh cũng có update bài này thêm nội dung “Hình mẫu xu hướng” với các tiêu chí để xác định giai đoạn 2: giai đoạn tăng giá của cổ phiếu trong bài Chu kỳ cổ phiếu.
Bạn hãy lưu ý: nếu cổ phiếu vẫn đang trong xu hướng giảm giá dài hạn mà bạn với ham muốn bắt đáy thì mẫu hình VCP này gần như không ứng dụng được.
Như vậy, mẫu hình này áp dụng khi cổ phiếu tăng giá vào giai đoạn 2 thì xác suất thành công mới cao.
Ý tưởng mẫu hình VCP của Mark xuất phát từ đâu?
Mọi thứ xuất phát từ khái niệm nền giá kiến tạo (constructive price base).
Từ này có thể bạn nghe quen khi nhiều người nói đến. Nó hàm ý là một vùng tích lũy. Trong vùng này giá cổ phiếu đi ngang và xây thành nền. Nên gọi là nền giá.
Khi giá phá vỡ khỏi nền này (vùng giá củng cố hay tích lũy) thì sẽ tăng mạnh. Lúc đó gọi là nền giá kiến tạo.
Còn thất bại (Fail) thì sao. Lúc đó sẽ không gọi là nền giá kiến tạo!
Mẫu hình VCP hoạt động như thế nào?
Mẫu hình VCP thể hiện quy luật cung cầu về cổ phiếu ẩn dấu đằng sau đó. Bạn sẽ hiểu được quy luật cung cầu hoạt động như thế nào?
Sau một pha tăng mạnh trước đó, pha này cũng là dấu hiệu để khẳng định cổ phiếu đã vào xu hướng tăng. Giá cổ phiếu sẽ giảm mà ta hay gọi là điều chỉnh.
Vì tăng mạnh nên phải có thời gian để ngấm hết lượng mua trước đó.
Nhưng nó sẽ kèm thêm đặc điểm sau:
Đặc điểm phổ biến nhất định hình nên cấu trúc giá kiến tạo (constructive price structure) (nghĩa là cổ phiếu chuẩn bị bước vào giai đoạn tăng tốc) là sự thu hẹp của độ biến động ở một số khu vực nhất định trong nền giá mà ở đó khối lượng giảm đi đáng kể.
Sách: Tư duy như một nhà vô địch đầu tư chứng khoán
Bạn sẽ thấy có nhiều lần thu hẹp về biên độ giá. Có thể là từ 2 đến 6 lần.
Khi cổ phiếu ở giai đoạn củng cố này có những dấu hiệu để nhận biết.
Bạn có thể tham chiếu nhanh 3 yếu tố
- Thời gian: số ngày hoặc số tuần trôi qua từ khi bắt đầu nền giá.
- Giá: Độ sâu của mức điều chỉnh lớn nhất sẽ là bên trái và hẹp dần ở bên phải.
- Tính đối xứng: là số lần thu hẹp trong quá trình tạo nền giá.
Mark gọi đây là đếm các “dấu chân kỹ thuật”.
Bạn tham khảo biểu đồ sau của CII có thể chưa được hoàn hảo lắm.

Bạn có thể quan sát về cơ chế hoạt động của quy luật cung cầu đối với một cổ phiếu khi nó diễn ra vùng củng cố.

Như vậy, sau một số lần thu hẹp, cổ phiếu sẽ bước sang một giai đoạn tăng giá mạnh mẽ.
Mẫu hình VCP nói cho chúng ta điều gì?
Đây là mẫu hình cho thấy quy luật cung cầu thay đổi. Sự thay đổi này 1 cách có trật tự từ nhà đầu tư yếu (nhỏ lẻ) sang các nhà đầu tư mạnh (tổ chức).
Trong suốt quá trình thu hẹp này,, nguồn cung ngày càng đổ ít vào thị trường.
Mẫu hình VCP xảy ra trong một xu hướng tăng. Thậm chí ở mức giá cao: giá cổ phiếu đã tăng 30 đến 50% hoặc hơn nữa.
Cổ phiếu sắp chuyển sang giai đoạn tăng tốc gần như có các đặc điểm của mẫu hình VCP. Bạn sẽ mua khi xuất hiện cái gọi là điểm mua PIVOT.
Khi càng dịch về bên phải, độ thu hẹp càng thấp, mà tiếp cận đến gần đường kháng cự sẽ xuất hiện điểm mua này.
Điểm PIVOT là gì?
Điểm mua PIVOT xảy ra khi nào?
Khi giá cổ phiếu tạo nên điểm phá vỡ để thiết lập đỉnh cao mới hoặc nằm dưới đỉnh cao nhất của cổ phiếu.
Điểm Pivot hợp lý thể hiện sự giá của cổ phiếu đã hoàn thành vùng củng cố và sắp chuyển sang trạng thái tăng giá mạnh.
Nói cách khác, sau khi nền giá được hoàn thành, điểm Pivot được xem như là điểm kích hoạt lệnh mua. Bạn nên mua gần điểm Pivot nhất có thể để không phải mua đuổi theo giá.
Điểm Pivot sẽ xuyên qua đường kháng cự yếu nhất.
Khi điểm pivot gần sát hoặc trùng với đường kháng cự, giá cổ phiếu có thể xuyên qua ngưỡng kháng cự này rất nhanh. Khi cổ phiếu vượt qua đường kháng cự này, cơ hội cổ phiếu tăng giá nhanh trong thời gian ngắn trở nên rất lớn.
Khối lượng giao dịch tại điểm Pivot.
Mỗi điểm mua Pivot đúng bao giờ cũng có sự thu hẹp về khối lượng giao dịch. Thường dưới mức trung bình.
Nên có ít nhất 1 ngày có khối lượng giao dịch rất nhỏ., gần như mức thấp nhất trong toàn bộ nên giá. Điều này tạo nên việc dễ dàng phá vỡ qua đường kháng cự, chỉ cần một khối lượng mua vừa phải.
Đó sẽ là điểm mua tốt nhất.
Sau đây là quan điểm cá nhân của Khanh khi vận dụng mẫu hình VCP này:
Có thể đây là mẫu hình mà Mark Minervini áp dụng cho các siêu cổ phiếu. Mà việc tìm siêu cổ phiếu thì rất khó. Siêu cổ phiếu là số ít.
Siêu cổ phiếu còn có nhiều yếu tố cơ bản để củng cố cho nó nữa: như lợi nhuận tăng trưởng, các yếu tố đổi mới trong sản phẩm hay ban lãnh đạo…
Nếu việc tìm siêu cổ phiếu là quá khó, bạn chỉ cần tìm được những công ty tăng trưởng tốt mà giá đáp ứng cac tiêu chí: mẫu hình xu hướng và mẫu hình VCP là quá ổn rồi.
Mẫu hình VCP về bản chất là một trong nhiều mẫu hình trong pha điều chỉnh giá, nhưng mẫu hình này cho xác suất cao về việc giá cổ phiếu tăng nhanh và mạnh.
Xem chi tiết nội dung tại:
Chương 10: Một bức tranh đáng giá hàng triệu đô la- trong cuốn sách “Giao dịch như một phù thủy chứng khoán”.
Hoặc:
Phần 6: Nên mua cổ phiếu như thế nào và khi nào? – trong cuốn sách “Cách tư duy và giao dịch như một nhà đầu tư chứng khoán” Tác giả: Mark Minervini
Kết nối với Khanh qua Facebook.