Quản lý tài chính cá nhân- cái nhìn tổng thể quan trọng nhất trước khi đầu tư và giao dịch chứng khoán

Quản lý tài chính cá nhân- cái nhìn tổng thể quan trọng nhất trước khi đầu tư và giao dịch chứng khoán

Bạn cứ mải mê đi đầu tư hay giao dịch cổ phiếu nhưng đôi khi bạn quên mất một việc cực kỳ quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất? Đó chính là quản lý TÀI CHÍNH CÁ NHÂN của bạn!

Bài trước Khanh có nói về quản trị danh mục đầu tư, chủ yếu xoay quanh tiền và sự dịch chuyển hay đảo từ tiền sang cổ phiếu.

Nếu bạn phức tạp hơn chút nữa, bạn có thể mua chứng chỉ quỹ trái phiếu. Thay vì giữ tiền mặt hiện có không có lãi, bạn nên mua chứng chỉ quỹ này. Và bạn có thể có lãi lãi cao hơn hơn ngân hàng. Và điều đặc biệt là khi bạn cần tiền hoàn toàn có thể rút ngay ra được bằng cách bán chứng chỉ quỹ trái phiếu.

Hoặc một số công ty chứng khoán có loại sản phẩm dạng gửi tiền có lãi suất, dưới hình thức là ký hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hiện tại luật chưa cấm vấn đề này, nhưng nó không chuẩn bằng việc mua chứng chỉ quỹ trái phiếu.

Vậy tài chính cá nhân là gì?

Tài chính cá nhân là tất cả những khoản thu và chi liên quan đến tiền cho cá nhân, bao gồm: thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm hay đầu tư…

Hiểu đơn giản hơn đó là cách mà bạn sử dụng số tiền bạn có một cách hiệu quả nhất. Cách đó gọi là quản lý tài chính cá nhân.

Nguồn: tham khảo wikipedia

Câu hỏi đầu tiên là bạn lấy tiền đâu để đầu tư và giao dịch chứng khoán (đây là nói về cổ phiếu luôn nhé)?

Nói cầu kỳ hơn nó là nguồn nào. Hãy liên hệ với phần bên trái của bên phải của bảng cân đối kế toán (Bạn xem lại bài này ở đây), bạn sẽ thấy có mối liên hệ cực kỳ mật thiết. Nó sẽ trả lời cho bạn nguồn đó là nguồn nào?

Chỉ có 2 dạng: vốn chủ sở hữu- nó tương đương với cái  gọi là tiền của chính mình, và NỢ- nó tương tự khoản mình đi vay.

Điều gì xảy ra nếu bạn dùng nguồn tiền đi vay. Sau đó lại kích hoạt đòn bẩy tài chính lên bằng việc dùng thêm tiền margin.

Sau đây là trải nghiệm của tôi về quản lý tài chính cá nhân.

Đó là phi vụ đầu tư cổ phiếu PVS. Một trải nghiệm cực kỳ ám ảnh!

Khoảng tầm Quý 3 năm 2014, tôi có mua cổ phiếu PVS. Đây là mã cổ phiếu của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí.

Bạn nhìn báo cáo tài chính của PVS thì chả có gì để cưỡng lại sự hấp dẫn. Giá tôi mua khoảng 26.000 đ. Tại thời điểm đó, giá của cổ phiếu này cao hơn một chút so với giá trị sổ sách. Các chỉ tiêu lãi cũng khá ổn: EPS chỉ số này khá OK.

Theo trường phái phân tích cơ bản thì bạn không thể thua trong phi vụ này. Thời điểm đó, tôi chưa biết chút gì về phân tích kỹ thuật, mặc dù có trải nghiệm hơn chục năm trong mua bán cổ phiếu.

Câu chuyện không có gì để nói nếu giá PVS tăng lên theo đúng kỳ vọng. Thực tế trong vòng 2-3 tuần nó lên thật đến giá hơn 28.000 đ. Tỷ lệ lãi khoảng 10%.

Quay trở lại vấn đề quản lý tài chính cá nhân của phi vụ này.

Năm 2014 là năm tôi đi đánh thuê cho một Tập đoàn nước ngoài, hoạt động chính trong ngành may. Thu nhập khá ổn lúc đó. Nhưng thời điểm đó thì tiền nhàn rỗi để đầu tư cũng hết sạch. Do khởi nghiệp lần 1 thì đốt hết tiền dự trữ, sau đó vì hết tiền phải lọ mọ đi làm cho một công ty mới toanh với lương thấp, chỉ để rau cháo qua ngày. Giai đoạn này kéo dài suốt từ năm 2010 đến cuối năm 2013.

Câu chuyện ở đây là tôi thu xếp được 1 khoản vay từ người quen. Vốn dĩ làm tài chính cũng lâu năm nên tôi là người khá cẩn thận để thu xếp khoản vay này là dài hạn. Hàng tháng trả một phần ý hệt như vay tiêu dùng của ngân hàng với thời hạn 3-5 năm.

Bên cạnh đó, tôi cũng thu xếp được một khoản vay tiêu dùng dài hạn của ngân hàng với kỳ trả nợ là lương hàng tháng. Vì một cô bạn làm giám đốc phòng giao dịch của một ngân hàng, lương của tôi lại trả qua ngân hàng đó nên thủ tục vay khá dễ dàng.

Nghĩa là toàn bộ nợ của tôi sẽ không bị sức ép trả nợ, cứ túc tắc trả dần. Và mình phải mất tiền lãi vay cho chi phí sử dụng khoản vốn đó. Suy nghĩ thông thường là lãi từ cổ phiếu sẽ thừa sức trả cho khoản lãi vay. Nghe khá ổn về mặt logic!

Khi bạn ném toàn bộ khoản tiền này  vào tài khoản chứng khoán thì nhìn bề ngoài nó như là tiền của chính bạn. Và bạn hoàn toàn có sức mua lớn hơn khi dùng công cụ margin.

Phân tích cơ bản quá ngon, cộng với tự tin thái quá, tôi cho rằng mình không thể mất tiền. Sau đó tôi còn kích thêm margin, với kỳ vọng khá lớn vào mã PVS.

Sau 2 tuần giá lên thì 3 tháng tiếp theo giá giảm liên tục. PVS rớt xuống khoảng giá 16.000 đ.

Vì tôi dùng vay tiền qua công cụ margin. Mà thời hạn margin cũng chỉ cho 3 tháng, không thì phải gia hạn. Việc này khiến mình càng bức bối!

Chán chường, mệt mỏi tôi quyết định đóng trạng thái. Cắt đúng đáy. Và ghi nhận một khoản lỗ cực lớn.

Mặc dù giá rớt khoảng gần 40%. Nhưng vì bản chất vay tiền cộng với việc sử dụng Margin dẫn đến việc lỗ lớn mà hậu quả để lại là: tôi phải cày bừa nhiều năm sau mới trả hết nợ từ khoản lỗ này!

Trải nghiệm đó khiến tôi sau này tôi không bao giờ xài margin nữa.

Như vậy, câu hỏi là bạn nên dùng vốn vay (hình thức này hay hình thức khác) hay chỉ dùng tiền của mình có.

Quản lý tài chính cá nhân theo quan điểm cá nhân tôi chỉ có 3 khoản: 1 tiền dự trữ 2 Bảo hiểm và 3 là tiền đầu tư.

  • Tiền dự trữ bao gồm tiền để tài khoản và kể cả các khoản tiết kiệm của bạn. Bạn nên dự trữ từ  3- 6 lần mức chi tối thiểu hàng tháng (để đảm bảo cho việc sống sót từ 3-6 tháng nếu có sự cố gì xảy ra khiến bạn mất thu nhập. Ví dụ như bị mất việc…)
  • Bảo hiểm thì bạn nên mua bảo hiểm nhân thọ với mức phù hợp. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì  công ty đóng cho bạn rồi.
  • Còn lại khoản 3 chính là dùng để đầu tư: chứng khoán, coin, vàng hay gì gì đi chăng nữa. Và nó chính là tiền của bạn tích cóp được, chứ không phải là khoản vay.

Có một số câu hỏi khá thú vị như sau về tài chính cá nhân

Bạn hãy tự chiêm nghiệm và trả lời cho mình:

  • Không có tiền, tiền dự trữ chả có thì đầu tư cái gì?
  • Tiền dự trữ để từ 3- 6 tháng nghe thì dễ, mấy ai làm được? Liệu có cách khác không để có tiền đầu tư?
  • Bảo hiểm ư? Thứ vớ vẩn! Hãy quan sát hình ảnh biểu đồ để biết lý do tại sao Khanh thua ở giao dịch này!
quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-ma-pvs-thang
Biểu đồ mã PVS
quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-bieu-do-gia-dau
biểu đồ giá dầu

Nếu bạn có ý kiến hãy để lại bình luận dưới bài viết hoặc trao đổi với Khanh qua Facebook nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x