Nếu bạn đã từng tham gia chứng khoán hoặc bắt đầu tập tọe, bạn vướng vào một rừng các kiến thức, các chiến lược giao dịch. Và để tìm cho mình một triết lý, một con đường đầu tư phù hợp quả là vấn đề nan giải. Điều này cũng khó ngay đối cả với những người trải qua chứng khoán lâu năm rồi.
Vậy triết lý đầu tư là gì?
Đầu tiên hãy nói về triết lý đầu tư của Warren Buffett
Bạn đã từng nghe đến đầu tư giá trị của Buffett, cái này có vẻ bạn nghe thấy nhiều nhất. Nhưng ngay cả trên thế giới có mấy ai theo được phong cách này. Trong chừng mực nào đó, những từ như “triết lý đầu tư”, “chiến lược đầu tư” hay “phong cách đầu tư” có thể dùng thay thế cho nhau.
Có một thế hệ mới nổi về đầu tư giá trị gắn với tên tuổi như: Mohnish Pabrai, Phil Town, Guy Spier… được gọi là thế hế thứ hai ứng dụng khá thành công chiến lược đầu tư của Buffet. Trước đây và cả ngay bây giờ, tôi vẫn thích và thấy có một số ý tưởng mà cá nhân có thể áp dụng.
Một câu hỏi: triết lý đầu tư Warren Bufett có thể áp dụng ở Việt Nam được không?
Ở Việt Nam thì bạn khó có thể tìm thấy ai từng áp dụng thành công chiến lược này. Một số người cho rằng mình đầu tư lâu dài giống như Buffet khi họ đầu tư dài hạn, nắm giữ cổ phiếu lâu dài. Nếu chỉ lấy tiêu chí thời gian thì chưa bao giờ là đúng. Như kiểu bạn bị lỗ nặng rồi trở thành cổ đông chiến lược bất đắc dĩ và bảo đó là đầu tư như Buffet là hoàn toàn sai lầm.
Có mấy tiêu chí quan trọng theo trường phái Buffet mà bạn không thể bỏ qua: doanh nghiệp đó phải là tốt (có các tiêu chí cụ thể để áp vào coi doanh nghiệp đó là tốt), doanh nghiệp phải có một lợi thế cạnh tranh bền vững lâu dài, ban lãnh đạo phải là người tử tế hành động vì doanh nghiệp; và sau đó là giá mua phải hợp lý chứ không phải là mua vào khi giá đã tăng quá cao rồi.
Ngoài ra bạn thấy nhiều trường phái khác: như đầu tư theo đà tăng trưởng của W. Onei, một sự kết hợp hài hòa giữa cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Sau này có một số đệ tử của ông và những người khác như Mark Minervini… cũng giao dịch theo cách này mà bản thân họ không thừa nhận đó là cùng một phong cách.
Tôi thích Peter Lynch, một người đưa ra những hướng dẫn tuyệt vời để mua cổ phiếu tăng trưởng mà không dùng đến bất kỳ phân tích kỹ thuật nào cả. Ông không dùng phân tích kỹ thuật và quan sát biểu đồ. Với hai cuốn sách kinh điển “Trên đỉnh Phố Wall” và “Đánh bại phố Wall” đưa ra những gợi ý mà nhà đầu tư cá nhân hoàn toàn có thể áp dụng.
Nhưng áp dụng ở Việt Nam lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Có rất nhiều điểm không thể áp dụng được.
Cá nhân tôi sau khi chắt lọc, kiểm chứng, học hỏi và rút kinh nghiệm thì mới rút ra được mình phù hợp với phong cách nào và lấy đó làm triết lý đầu tư và giao dịch cho mình.
Câu hỏi đầu tiên nghe có vẻ kỳ quặc. Mình phải biết mình là ai?
Với một số người linh hoạt, thích kinh doanh thì họ hay áp dụng cách giao dịch nhanh, mua bán hàng ngày nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá. Đó là giao dịch ngắn hạn. Để ép họ vào phong cách đầu tư lâu dài thì cực kỳ không phù hợp. Nó giống như bạn thích làm kinh doanh, buôn bán lại bắt ngồi ở vị trí nhân viên văn phòng, hay kế toán thì bạn sẽ không thể chịu ngồi yên được.
Kể cả bạn là dân văn phòng, dân kỹ thuật mà đầu tư không phù hợp với phong cách cũng dễ thất bại. Hiện phần lớn mà mọi người đang đầu tư cổ phiếu hiện nay là giao dịch ngắn hạn. Giao dịch ngắn hạn phải cũng phải có cách!

Vậy triết lý đầu tư của tôi là gì?
Cá nhân tôi thì lựa chọn một phong cách đầu tư phù hợp nhất với mình, gồm hai điểm sau:
Đầu tư vào cổ phiếu tốt và tăng trưởng, trong trung hạn, có điểm mua hợp lý.
Chỉ trong trung hạn thì cổ phiếu mới tăng giá, nó phản ánh được cả giá trị của doanh nghiệp cũng như nó có thời gian để nhiều nhà đầu tư biết đến nó, nếu họ biết và thích thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên theo quy luật cung cầu. Có thể mức độ biến động giá của cổ phiếu này sẽ vượt trội so với mức độ tăng giá của thị trường chung.
Thế nào là cổ phiếu tốt và tăng trưởng, bạn có thể tìm thấy các tiêu chí mà tôi đã đề cập trong các bài viết của mình. Kể cả khái niệm giá trị, bạn cũng cần hiểu rõ nên áp dụng phương pháp nào là hợp lý.
Điểm mua hợp lý hoàn toàn xác định được bằng một trong hai phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Nếu bạn hiểu tương đối cả hai phương pháp thì nên kết hợp cả hai. Tôi thì áp dụng cả hai.
Giao dịch ngắn hạn. Áp dụng phân tích kỹ thuật cho các giao dịch ngắn hạn với tỷ trọng hợp lý: thường từ 30% tối đa không quá 50% tổng số tiền trong danh mục đầu tư của mình. Hay còn gọi là trading ngắn hạn.
Trước hết là giao dịch chính các cổ phiếu đầu tư trung hạn ở trên. Sau đó là chọn các mã cổ phiếu trong rổ VN30 hoặc cổ phiếu MIDCAP có chất lượng từ khá trở lên.
Điều này để làm gì? Để mình có thể cập nhật và theo dõi được thị trường, không nhất thiết là phải hàng ngày. Cá nhân tôi thấy con số định kỳ hàng tuần là khá hợp lý.
Tôi tự nhận mình là người giao dịch và đầu tư bán chuyên nghiệp. Nếu chuyên nghiệp thì bạn phải dành full time 8 tiếng một ngày cho nó. Tôi không thích điều này. Đơn giản là giao dịch ngắn hạn liên tục không phù hợp với tính cách của mình. Tôi còn nhiều việc khác phải làm mặc dù mình có nhiều thời gian rảnh và không phải chịu áp lực 8 tiếng 1 ngày đi đánh thuê.
Bạn có thể bắt đầu với tư cách là một nhà giao dịch hay đầu tư nghiệp dư. Đơn giản là bạn có một công việc khác để làm, có thể đó là nguồn tiền trang trải cho cuộc sống hàng ngày mà mình không thể bỏ được. Tuy nhiên bạn phải dành thời gian cho nó phù hợp, tối thiểu cũng phải 4 tiếng 1 tuần nếu theo phong cách đầu tư trung hạn.
Khi bạn quan tâm đến tiền và đầu tư cho bản thân thì tiền mới đến với bạn. Mọi thứ không bao giờ từ trên trời rơi xuống.
Bạn có thể xem đầy đủ về tôi ở chuyên mục giới thiệu và qua Facebook cá nhân