Thực hành: Hướng dẫn phân tích đa khung thời gian trong giao dịch chứng khoán

Thực hành: Hướng dẫn phân tích đa khung thời gian trong giao dịch chứng khoán

Phân tích đa khung thời gian. Nguyên tắc giao dịch đồng pha. Nếu bạn nghe thấy lạ thì hãy bắt đầu đọc, bởi vì đây là những điểm cơ bản nhưng không phải ai cũng để ý khi giao dịch chứng khoán.

Khi bạn mới đặt chân vào món phân tích kỹ thuật, bạn thường rất coi trọng các chỉ báo. Các chỉ báo loằng ngoằng và có đến cả trăm cái chỉ báo. MA- đường trung bình trượt là một chỉ báo phân tích kỹ thuật như tôi đã chia sẻ. Tôi thấy đường này khá quan trọng. Quan trọng ở chỗ bạn thấm nhuần cái nguyên lý đằng sau nó chứ không phải công thức trung bình cộng của phép toán số học.

Ngay cả việc quan sát biểu đồ: phần lớn bạn thấy người ta hay dùng biểu đồ ngày. Thường nếu bạn chỉ nhìn vào một biểu đồ theo khung D (daily- khung ngày)- biểu đồ mà các cây nến thể mỗi cây tương ứng với 1 ngày giao dịch, thì đó cũng chỉ là một cái nhìn ngắn hạn. Cho dù bạn cố kéo dài trục hoành dài hơn nữa. Càng kéo dài bạn càng rối mắt bởi các cây nến ngày càng ngày càng nhỏ li ti.

Đôi khi người phân tích còn thêm cả đường EMA ( đường trung bình trượt có trọng số) để kết hợp với các đường MA giản đơn. EMA chỉ khác SMA trong khung thời gian giao dịch ngắn và đưa ra tín hiệu vào ra lệnh tốt hơn so với SMA (đường trung bình giản đơn hay còn gọi là MA)

Bạn cực kỳ khó có cái nhìn tổng thể. Một số cao thủ hơn họ chỉ cần một đường chỉ báo tham chiếu. MA – đường trung bình trượt giản đơn khá phù hợp để dùng.

Giao dịch chuyên nghiệp sẽ nhìn biểu đồ như thế nào?

Bạn biết tại sao 1 tay giao dịch chuyên nghiệp bao giờ cũng cùng 1 lúc nhìn vào 3 màn hình máy tính. Họ nhìn bao quát cả 3 màn hình.

Và đó chính là họ đang vận dụng cách phân tích đa khung thời gian.

Phân tích đa khung thời gian, nói chuẩn là gồm 3 khung thời gian (chứ không phải 4 hay càng nhiều càng tốt). Ba màn hình máy tính thể hiện cho 3 khung thời gian (frame time) khác nhau.

Tôi thì thích cách này. Nhưng mà làm gì có 3 màn hình máy tính cùng 1 lúc.

Thay vì thế tôi phải thao tác từng lần trên 3 biểu đồ của một máy tính. Nó cũng có cái hay làm cho não mình phải vận động chút, quan sát chút để cảm nhân rõ sự dịch chuyển của từng góc nhìn. Bạn cũng dễ phân biệt từng góc nhìn một cách độc lập.

Phân tích đa khung thời gian trong chứng khoán gồm những khung thời gian nào?

Trong chứng khoán: đó là khung D, W và M (ngày , tuần, và tháng) trên biểu đồ nến Nhật.

Thường tôi chỉ dùng đường MA đơn giản với thông số 10 (MA10).

Có 1 lý do tại sao là MA 10, ví dụ 10 ngày tương ứng với khoảng thời gian là 2 tuần giao dịch với 10 phiên của cổ phiếu. Con số này làm mình dễ hình dung hơn.

MA10 ngày chính là giá trung bình của 2 tuần qua.

Tương tự bạn suy ra MA 10 của tuần và của tháng.

Và quan trọng hơn: MA 10 là chỉ báo rất nhiều tổ chức đầu tư hay dùng. (Chắc phải có lý do gì đó họ mới hay dùng chứ nhỉ?)

Sau đây là hình minh họa của chỉ số Vnindex.

Khung ngày:

phan-tich-da-khung-thoi-gian-bieu-do-ngay
Khung thời gian ngày của VNindex

Khung tuần:

phan-tich-da-khung-thoi-gian-khung-tuan
Biểu đồ tuần của VNindex

Khung tháng:

phan-tich-da-khung-thoi-gian-khung-thang
Biểu đồ tháng của Vnindex (chưa đóng nến tháng)

Nếu bạn nhìn đủ vào 3 chiếc gương, bạn thấy giai đoạn hiện nay không có cửa để mua (nếu mua và giữ vị thế LONG).

Khi bạn quan sát các khung thời gian khác nhau (tháng/ tuần/ ngày) và chỉ cần kết hợp với chỉ báo MA, bạn thấy khá nhiều khác biệt.

Bản chất của chỉ báo chỉ là những đường tham chiếu để bạn dễ hình dung hơn xem đường giá hay các cây nến sẽ chạy kiểu gì. Bạn sẽ nhìn rõ hơn 1 xu hướng lớn ở trên biểu đồ lớn hơn trên 1 khung so với khung thời gian bạn đang giao dịch.

Nhưng nguyên lý sâu xa đằng sau của phân tích đa khung thời gian là gì?

Đó là nguyên lý sóng. Trong 1 xu hướng sẽ một con sóng to. Trong sóng to sẽ có những con sóng nhỏ hơn. Và trong con sóng nhỏ hơn có những con sóng nhỏ hơn nữa.

Nguyên lý sóng này nó chi tiết hơn về diễn biến- các hình dáng của giá so với nguyên lý xu hướng của lý thuyết Dow.

Nói thật với bạn, nguyên lý thì vẫn là nguyên lý. Nó cực kỳ chung chung và rất khó hiểu cho những người mới tiếp cận.

Và việc của bạn là quan sát, quan sát và quan sát. Lúc đầu bạn thấy khá phức tạp. Rèn luyện kỹ năng nhìn biểu đồ càng nhiều thì bạn thấy càng ngày càng thấy mọi thứ càng đơn giản hơn.

Từ đó bạn sẽ nhìn thấy nguyên lý. Nó giống y hệt bất cứ kỹ năng mà bạn đã từng làm.

Vậy nguyên tắc giao dịch đồng pha là gì? Có liên quan gì đến phân tích đa khung thời gian không?

Đơn giản là trong chứng khán bạn đang kỳ vọng 1 xu hướng lên ngắn thì bạn phải nhìn lên xem xu hướng này có nằm trong 1 xu hướng lớn đang tăng không. Nếu vận dụng  đúng nguyên tắc này thì  xác suất thành công của bạn lên đến cỡ 60-70%.

Nguyên tắc đồng pha chỉ là một nguyên tắc vận dụng nguyên lý nói trên!

Vận dụng quy tắc này trong giai đoạn hiện nay thì sao?

Bây giờ đang là tháng 10 năm 2022.

Bạn chưa thấy cửa tăng lên, bạn không biết đã giảm hết chưa và bao giờ là đáy.

Đáy chỉ có thể biết khi nó đã hình thành xong.

Liệu có nên bắt sớm trong giai đoạn hiện nay không?

Câu trả lời là có thể. Bạn đợi khung ngắn hạn thấy đã hình thành xong đáy đi đã.

Tiếp theo là gì. Xuống tiền bắt đáy không.

Nói thật với bạn tình trạng hiện nay mấy ai còn tiền .

Làm gì còn tiền để mà bắt, vì trước đó đã trung bình giá xuống đến cạn kiệt tiền rồi.

Mà trung bình giá xuống nó làm cho cảm giác được mua rẻ hơn.

Và nếu bạn mà dùng magin theo chiến thuật trung bình giá xuống nữa thì …  ặc củ tỏi. Đây là bài học tôi đã được học từ năm 2014-2015, bị thua lỗ nặng nhất. Mặc dù lúc đó đã có đến gần chục năm biết và giao dịch cổ phiếu. Lúc đó tôi chỉ thuần theo trường phái phân tích cơ bản.

Nếu có bất kỳ ý kiến gì bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết hoặc có thể trao đổi với Khanh qua Facebook nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x