FOMO trong chứng khoán là gì? Vs trung bình giá xuống

FOMO trong chứng khoán là gì? Vs trung bình giá xuống

Bạn bán cổ phiếu được một khoản lãi, thường là một khoản lãi nhỏ đâu đó gần chục phần trăm. Tuy nhiên, mã cổ phiếu bạn vừa bán vẫn tiếp tục tăng, có vẻ như sẽ không bao giờ dừng lại. Bạn bắt đầu gặp hiện tượng FOMO.

fomo-trong-chung-khoan-la-gi
FOMO trong chứng khoán là gì?

Vậy FOMO trong chứng khoán là gì?

Khi giá tăng nó có một sức hút khiến bạn không cưỡng lại được sự ham muốn. Bạn nhìn xung quanh thấy ai cũng được tiền. Cơ hội đang đến mạnh tại sao mình lại không mua. Một vài phiên tiếp theo  giá vẫn  tăng. Sự ham muốn mua cổ phiếu càng mạnh mẽ. Và tiền bạn vẫn còn trong tài khoản do đã bán cổ phiếu trước đó.

Và bạn lại múc tiếp. (Đây là quyết định 1)- xem ghi chú trên biểu đồ

fomo-trong-chung-khoan-la-gi-voi-trung-binh-gia xuóng
FOMO vs bình quân giá xuống

Đây là một hội chứng kinh điển mà phần lớn mọi người đều mắc phải. Và bạn cũng không phải là ngoại lệ. Tên gọi của nó là FOMO.

Fomo là từ viết tắt của Fear Of Missing Out, nghĩa là sợ bị bỏ rơi, mất cơ hội.

Trong đầu tư chứng khoán, Hội chứng FOMO thường xảy ra khi bạn cảm thấy ganh tỵ và choáng ngợp khi người khác thành công. Bạn sợ mình bị lỡ chuyến tàu cao tốc.

Mô tả về hội chứng FOMO trong chứng khoán

Tiếp tục. Khi bạn mua xong giá tăng thêm 1 chút nữa.  Bạn cảm thấy chưa hài lòng. Bạn sốt suột.  Bạn kỳ vọng giá nó phải lên tiếp nữa.

Tuy nhiên giá nó lùng nhùng đi ngang và tăng chậm, có khi hàng tuần vẫn quanh quanh hơn một chút giá bạn mua, lãi khoảng vài phần trăm.

Và sau đó giá đột ngột giảm mạnh.

Bạn chần chừ không dám cắt lỗ. Cắt lỗ như kiểu cầm con dao cứa vào da thịt bạn. Cứ nghĩ đến cắt là bạn đã cảm thấy đau rồi. Đây là quyết định 2 (bạn vẫn giữ)

Mục tiêu bạn đầu của bạn là lướt sóng. T+ hoặc vài ngày, lãi đâu đó khoảng 5-7% là bạn bán. Nhưng giờ nó tụt dưới giá mua nên bạn chần chừ và kỳ vọng nó tăng giá trở lại.

Tiếc là cổ phiếu nó chưa bao giờ diễn biến theo kỳ vọng và mong muốn của bạn.

Nó lại giảm tiếp, thậm chí có khi giảm sàn mà bạn chả hiểu lý do tại sao.

Bạn bắt đầu đọc tin tức để tìm hiểu tại sao lại thế.

Bạn lùng sục tất cả các tin tức để chứng minh bạn là đúng, rằng cổ phiếu bạn sẽ tăng giá và giảm giá hiện chỉ là tạm thời.

Và bạn đã tìm được những tin tức trong quá khứ, trên những trang thông tin tài chính, chứng minh rằng bạn giữ cổ phiếu là đúng (mặc dù bây giờ bạn đang lỗ có khi là 15-20%).

Nhưng giá tiếp tục giảm. Bạn thấy càng ngày càng bứt rứt, khó chịu.

Nếu còn tiền bạn tiếp tục bình quân giá xuống, có khi dùng margin để mua thêm. (Đây là quyết định 3)

Khi bạn mua bình quân giá xuống thì tỷ lệ đang lỗ là 20% bạn thấy nó tỷ lệ này giảm đi

Bạn bạn có cảm giác giá mua rẻ hơn, giá hời.

Nhưng đáng tiếc là giá tiếp tục giảm nữa số lỗ càng lớn hơn.

Có 2 trường hợp bạn quyết định

  1. Bạn cắt lỗ mặc dù lỗ ấy quá lớn có khi đến gần 30% so với giá mua
  2. Bạn trở thành cổ đông chiến lược đầu tư dài hạn.

Hậu quả của FOMO thế nào?

Điều nguy hiểm ở chỗ là trong cả 2 trường hợp trên gây cho bạn 1 tâm lý ức chế cực lớn. Nếu toàn bộ tiền của bạn dốc hết vào đây có khi bạn gặp khủng hoảng tâm lý trầm trọng.

Trường hợp 1: bạn mất niềm tin rồi bỏ luôn chứng khoán. Thậm chí bạn cho đây là cờ bạc. Bạn đổ lý do là do đội lái, do ABC

Trường hợp 2: Khi bạn trở thành cổ đông chiến lược dài hạn kiểu bị ép buộc. Bạn gặm nhấm với nỗi đau. Nhẹ nhàng là trong nhiều tháng nếu đó là một đợt suy giảm trung hạn. Bạn mà đen gặp khi gặp phải xu hướng giảm giá cổ phiếu trong dài hạn thì nỗi đau của bạn kéo dài hàng năm, nhiều khi chưa chắc bạn đã về bờ.

Nếu khi bạn đã có trải nghiệm về FOMO thì bài học ở đây của bạn là gì:

  1. Nếu bạn mua ngắn hạn thì lỗ phải bán.  Quyết định bán của bạn phải bắt đầu ngay khi bạn mua. Mua ngắn hạn thì cũng phải bán ngắn hạn, chứ đừng tặc lưỡi trở thành cổ đông chiến lược (để nắm giữ cổ phiếu dài hạn). Điều này cực kỳ nguy hiểm nếu bạn gặp phải xu hướng giảm giá dài hạn. Bạn xem lại bài chiến lược giao dịch theo xu hướng tại đây.
  2. Đừng bao giờ bình quân giá xuống, đặc biệt là trong giao dịch ngắn hạn. (Mua khi giá xuống chỉ là một lệnh thăm dò với khối lượng thấp khi bạn xác định đó là một giao dịch trung hạn hoặc dài hạn). Bạn xem lại bài chiến lược bình quân giá xuống tại đây.
  3. Trường hợp bạn biết một chút về phân tích kỹ thuật thì: tất cả điểm phá vỡ không phải bao giờ cũng đúng (hay gọi là mua theo kiểu break out). Xác suất đúng của nó có khi chỉ 50%, hoặc thấp hơn (điều này đặc biệt đúng trong giai đoạn hiện nay từ cuối năm 2021 đến hiện tại: tháng 04/2022)

Nói thế thôi, nếu có trải nghiệm rồi thì đôi khi bạn vẫn mắc lỗi này như thường! Có bất cứ trao đổi gì bạn hãy liên hệ với Khanh qua Facebook nhé!

Give a Comment