Quản trị RỦI RO: có cần trong đầu tư chứng khoán không?

Quản trị RỦI RO: có cần trong đầu tư chứng khoán không?

Quản trị rủi ro và câu “Rủi ro cao để thu lợi lớn”.

Hay muốn có lợi nhuận lớn thì rủi ro phải cao.

Bạn nghe những câu này có thường xuyên và quen tai không? Nó vượt ra khỏi giới làm nghề tài chính, đến nỗi những người bình thường đều biết. Và mọi người chấp nhận nó như là một nguyên lý, quy luật; thậm chí còn có thể dùng cho những lĩnh vực ngoài kinh doanh, tài chính.

Sự thật đâu hẳn là thế?

Bạn nhìn xung quanh. Rủi ro thì đầy rẫy. Để chuyển một công việc mới, có khi bạn chả nghĩ tới vì mọi thứ hiện tại đang ổn. Đổi việc là rủi ro. Bạn thích sự an toàn hơn.

Dịch bệnh ập đến. Khủng hoảng nối tiếp và đang diễn biến phức tạp. Bạn bắt đầu cảm thấy rủi ro khi một người bạn báo bị nghỉ việc. Bạn bắt đầu giật mình, cảm giác an toàn bắt đầu biến mất dần.

Đâu đó vài năm trước, bạn vẫn nghe thấy phong trào khởi nghiệp, hô hào,cổ vũ. Khởi nghiệp hay lập nghiệp là một câu chuyện thú vị nhưng không hề đơn giản như bề mặt của nó. Khởi nghiệp rủi ro cao nhưng sẽ đem lại lợi nhuận lớn nếu bạn thành công. Câu “rủi ro cao thì lợi nhuận lớn” có vẻ vẫn đúng!

quan-tri-rui-ro-trong-dau-tu-chung khoan
Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Rủi ro là gì?

Thực sự rủi ro có phải là thứ gì đó quá khó hiểu không?

  1. Bạn đang thấy công việc ổn. Khủng hoảng xảy đến khiến bạn có nguy cơ mất việc. Đó là rủi ro.
  2. Bạn đi đường xe bị xịt lốp. Bạn gặp rủi ro.
  3. Bạn đang đi bộ thì ngã đập mặt xuống đường. Đó là rủi ro.
  4. Bạn thấy giá cổ phiếu xuống. Rủi ro mất tiền là cao.

Tuy nhiên, bạn hãy nhìn dưới con mắt đơn giản.

  1. Công việc bạn đang ổn. Dịch bệnh bất chợt ập đến. Bạn vẫn thờ ơ. Kệ. Đơn giản bạn làm ở công ty này rất nhiều năm rồi. Kệ! Đó là việc của thiên hạ. Trường hợp này là Rủi Ro cao nhưng khả năng lợi nhuận thấp (do thu nhập bạn về zero khi bị mất việc).
  2. Bạn càng đi vào đường xấu, có thể bị rải đầy đinh. Rủi ro cao bị thủng lốp. Nguy cơ cao xảy ra tai nạn (lợi ích chả thấy đâu, chỉ thấy ngược lại)
  3. Cũng tương tự như 2
  4. Bạn xuống tiền, tuần sau khả năng bạn mất đến 10%. Bạn choáng. Chả thấy lợi nhuận đâu cả, chỉ thấy mất tiền.

Như vậy rủi ro cao trong rất nhiều trường hợp bạn chả có lợi nhuận lớn như người ta vẫn nói; có khi lại ngược lại.

Thực ra, phải hiểu ngược lại mới đúng:

Quản trị rủi ro là gì?

Bạn phải tìm kiếm những khoản lợi nhuận lớn nhất từ những phi vụ rủi ro thấp nhất. Đó là một phần của quản trị rủi ro!

  1. Dịch bệnh hay khủng hoảng có thể làm bạn mất việc. Nhưng bạn hoàn toàn có sự lựa chọn kiếm một công việc mới từ một công ty ít ảnh hưởng bởi khủng hoảng: nếu bạn có một kỹ năng nghề mạnh và niềm tin lớn với bản thân. Hoặc nếu tình hình quá xấu thì đây là cơ hội để bạn học và nâng cấp bản thân.
  2. Nếu gặp đường xấu bạn có thể xoay sang đường khác có thể lòng vòng hơn; nhưng bạn sẽ an toàn hơn. Thay vì cứ cố đấm ăn xôi đi đường cũ.
  3. Hãy quan sát hoặc đội mũ bảo hiểm… khi đi bộ
  4. Đối với cổ phiếu: bạn cần học hỏi, rèn luyện một số thứ

Vậy để RỦI RO thấp mà vẫn có LỢI NHUẬN cao thì bạn phải làm gì?

Có mấy vấn đề quan trọng:

  • Bạn cần có học hỏi và có kỹ năng phân tích để đánh giá về cổ phiếu và thị trường cổ phiếu. Cụ thể:

Khủng hoảng diễn ra khiến giá trị cổ phiếu xuống thấp

+ Vấn đề là bạn có chờ đợi được không? Có thể là 1-2 tháng hoặc nửa năm, có khả năng hơn 1 năm nữa.

+ Và khi cơ hội đến thì bạn còn tiền mặt không? Hay khủng hoảng khiến bạn mất sạch các khoản dự trữ do thu nhập giảm sút hoặc bị mất việc. Không có tiền thì cơ hỗi sẽ qua đi. Bạn biết nhưng chỉ tiếc.

  • Bạn cần kiểm soát tâm lý. Việc này bạn chỉ có thể học qua trải nghiệm, qua những chu kỳ của thị trường. Lúc đó bạn mới ngấm và nó trở thành một khả năng nhận biết và cảm nhận của bạn. Ban học qua sách vở chưa bao giờ ăn thua. Và sẽ quên ngay lập tức!
  • Bạn cần học và rèn luyện kỹ năng quản trị tiền. Nó kết hợp chặt chẽ với việc kiểm soát  tâm lý quyết định thành bại trong công việc đầu tư cổ phiếu, chiếm đến 80% sự thành công. Chứ không phải chỉ có kiến thức phân tích.

Và quản trị rủi ro đơn giản chỉ là bạn hiểu đúng và nhận diện được những bất lợi có thể xảy ra; các cách ứng xử; và quyết định chọn cách tốt nhất để có lợi nhất.

Xem thêm về quản lý tài chính cá nhân.

Khanh biên tập lại bài viết trên Facebook ngày 16/5/2020 vì không thể viết lại chủ đề này hay hơn! Link bài viết ở đây

Give a Comment