Bạn có nên mua quỹ đầu tư trái phiếu Techcombank?

Bạn có nên mua quỹ đầu tư trái phiếu Techcombank?

Tại sao bạn nên mua quỹ đầu tư trái phiếu Techcombank?

Khi nào bạn có tiền nhàn rỗi. Câu trả lời chắc chắn là lúc nào bạn cũng có! Kể cả khi bạn đang vay nợ!

Và làm thế nào để tối ưu lãi suất khoản tiền nhàn rỗi này, ít rủi ro nhất mà lợi nhuận hơn nhiều so với để ở tài khoản không kỳ hạn. Thậm chí so với cả khoản tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dưới 6 tháng.

Bạn có một khoản tiền để chuẩn bị trả cho một khoản nợ sắp đến hạn với thời gian dưới 1 tháng.

Bạn có thể có một khoản tiền để dự phòng cho khả năng thanh toán: các khoản chi cho sinh hoạt, ăn mặc ở, đi lại…

Các khoản này không phải thanh toán ngay mà sẽ thanh toán định kỳ.

Để đỡ mất thời gian quản lý, bạn nên thanh toán vào 1 ngày nào đó trong tháng bằng cách ghi chú. Khanh hay dùng chức năng lịch trên điện thoại và ghi chú ở đó cho mình khỏi quên.

Hiện bạn có đang quản lý các khoản tiền tưởng chừng như không hề kiếm được chút lãi nào hay không?

Thanh toán các khoản này bạn có thể dùng tài khoản ngân hàng.

Hoặc hiện nay bạn có thể dùng ví điện tử phổ biến như: Momo, Zalo pay…  Việc của bạn chỉ việc tìm chức năng thanh toán hóa đơn. Hàng tháng các phần mềm này tự động báo cho bạn khi các khoản thanh toán đến hạn. Bạn cũng có thể chọn chức năng thanh toán tự động. Tiền sẽ được trừ đúng hạn miễn là lúc đó tài khoản hay ví bạn vẫn còn đủ tiền.

Bạn có thể có một khoản tiết kiệm.

Thông thường cá nhân Khanh sẽ coi các khoản tiết kiệm như các khoản dự trữ từ 6 tháng trở lên đề dự phòng cho các khoản chi ở mục trên và các khoản bất thường khác. Gửi 6 tháng để có mức lãi suất tốt hơn. Và bổ nhỏ đều thành 6 khoản.

Khoản tiết kiệm còn có thể dùng vào mục đích dự phòng cho các khoản đầu tư. Khi cơ hội đến thì mình đã thu xếp được nguồn tiền rồi.

Tuy nhiên, bạn sẽ gặp một vấn đề là khi cần tiền sẽ phải rút tiền trước hạn.

Có thể mất hết phần lãi suất đã gửi nếu đó là khoản tiết kiệm đang gửi tại ngân hàng.

Một cách để rút tiền trước hạn và hạn chế được phần lãi bị mất là bạn vay thấu chi hay vay thế chấp bằng chính các sổ tiết kiệm đó.

Để giải quyết vấn đề cần tiền và vẫn có mức lãi suất hợp lý bạn có thể để một phần tiền để mua chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu.

quy-dau-tu-trai-phieu-techcombank
Quỹ đầu tư trái phiếu Techcombank

Vậy đâu là cách bạn nên mua chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu?

Hiện có rất nhiều quỹ trái phiếu hoạt động. Tuy nhiên các quỹ này hoạt động rời rạc. Bạn phải mở một tài khoản ở một công ty quản lý quỹ. Sau đó chuyển tiền vào công ty đó. Rồi đặt lệnh. Có công ty chỉ khớp lệnh 1 tuần 1 lần. Nói chung bạn nhìn qua sẽ khá rối rắm.

Khanh đã từng tìm hiểu một số quỹ. Có công ty quản lý quỹ cho phép mình mua và bán chứng chỉ quỹ luôn. Đây là cách chuẩn, nhưng vướng vào vấn đề đã nói trên.

Bạn có thể mua qua một số app (phần mềm ứng dụng) tài chính trên điện thoại. Các ứng dụng này do một số công ty hoạt động kinh doanh và tư vấn tài chính họ quản lý.  Hiện có nhiều app tài chính nhưng để kiểm chứng độ tin cậy khá khó. Nếu bạn có thử thì nên test với một số tiền nhỏ để đảm bảo kiểm soát được rủi ro.

Một số app có thể lách luật và công ty vận hành các app này chưa có đủ điều kiện pháp lý.

Một số app do các công ty chỉ làm trung gian môi giới/ đại lý phân phối cho công ty quản lý quỹ. Giao dịch với các app này có nghĩa là bạn sẽ mất thêm phí môi giời trung gian.

Tốt nhất là bạn nên giao dịch trực tiếp với công ty quản lý quỹ. Họ sẽ quản lý tiền rất rõ ràng cho bạn.

Tại sao bạn nên tối ưu tiền bằng cách mua chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu Techcombank?

Như Khanh đã nói ở trên. Bạn sẽ giao dịch riêng rẽ với một công ty quản lý quỹ. Dẫn tới quá nhiều ứng dụng để trên màn hình điện thoại.

Hiện tại với trải nghiệm của Khanh hơn 1 năm qua tại công ty chứng khoán Techcombank. Mình có thể dùng 3 trong 1. Chỉ cần dùng 1 app của công ty chứng khoán Techcombank, bạn có thể vừa giao dịch chứng khoán, vừa giao dịch chứng chỉ quỹ trái phiếu (và chứng chỉ quỹ nói chung). Và bạn có thể chuyển tiền từ ngay app này đến tài khoản ngân hàng mình đã đăng ký.

Hạn chế là bạn chỉ mua và bán được 2 chứng chỉ quỹ trái phiếu có mã là TCFF và TCBF.

Bạn có thể mua bán và khi bán tiền về cũng khá nhanh.

Khanh sẽ có bài viết chi tiết về 2 quỹ này để bạn đọc ở mức dễ hiểu nhất.

Xem thêm về quỹ TCFF

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng một sản phẩm tên gọi là ISAVE trên chính app này. Với mức lãi suất tương đương kỳ hạn gửi tiết kiệm 6 tháng nhưng bạn có thể rút ngay như tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn đang mở tại ngân hàng.

Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán online tại công ty chứng khoán Techcombank để mua bán chứng chỉ quỹ trái phiếu tại đây.

Give a Comment