Phương pháp VPA là gì? Có liên quan gì đến dòng tiền thông minh. Đây là cuốn sách nói về cái gì? Chúng ta cùng bắt đầu nhé.
Sách chứng khoán phần lớn là khó đọc với nhiều người. Nhưng có lẽ đây là cuốn khá dễ đọc, thậm chí là cuốn dễ đọc nhất trong các cuốn sách phân tích kỹ thuật thực chiến tại Việt Nam. Khanh đọc cuốn này đầu năm 2021. Và cũng đã đọc đến lần thứ 2. Bạn có thể đọc cuốn này nhiều lần, lâu lâu đọc lại khám phá ra nhiều điều thú vị.
Tên đầy đủ của cuốn sách là: Phương pháp VPA- kỹ thuật nhận diện dòng tiền thông minh bằng hành động giá kết hợp với khối lượng giao dịch. Tác giả: Anna Coulling.

VPA là gì?
VPA là phương pháp phân tích giá, nhưng lần đầu tiên đánh giá mức độ tác động của khối lượng đến hành động giá như thế nào.
Nếu như bạn theo dõi về Lý thuyết Dow, khối lượng cũng không được đề cập rõ. Bạn chỉ thấy Dow đề cập đến khối lượng ở nguyên lý số 5: Khối lượng phải xác nhận xu hướng.
Sách VPA Tác giả: Anna Coulling có gì khác biệt?
Đây là cuốn sách nêu khá chi tiết về khối lượng, phân tích khối lượng. Hơn thế nữa nó khá dễ hiểu khi bạn so sánh và kết hợp với các chỉ báo khác để nhận diện những thứ có vẻ khó đoán và không thể biết do bị che dấu.

Đầu tiên bạn cần hiểu dòng tiền thông minh là gì? Nó có liên quan gì đến phương pháp VPA?
Và nếu bạn có chiến lược đánh theo dòng tiền thông minh thì cực kỳ hữu ích.
Dòng tiền thông minh được dịch của từ tiếng Anh là “”Smart Money”. Bạn có thể hiểu là những dòng tiền lớn tác động vào một mã cổ phiếu nào đó, nhiều khả năng theo ý chí chủ ý của một nhóm người, chứ không phải là ngẫu nhiên trên thị trường.
Trên thị trường Coin- thị trường của các đồng tiền mã hóa (tiền kỹ thuật số) nó thể hiện cực kỳ rõ nét. Thậm chí trong thị trường FX (thị trường ngoại hối- chuyên giao dịch của các cặp tiền tệ). Nhưng thị trường này có nhiều đặc điểm khác nên cần vận dụng linh hoạt, thường là khó áp dụng với thị trường FX theo kinh nghiệm của Khanh.
Nếu nói về làm giá, với thị trường cổ phiếu, bạn thấy một điều khá dễ hiểu là cực kỳ khó có thể làm giá toàn thị trường. Bởi nó đòi hỏi số tiền quá lớn để tác động lên chỉ số. Bản thân Dow, ông tổ của ngành phân tích kỹ thuật cũng nói rằng chỉ có thể làm giá được trong thời gian ngắn, tính cho vài phiên giao dịch, chứ trong một khoảng thời gian dài là không thể.
Nhưng với vài mã cổ phiếu thì hoàn toàn có thể làm được.
Big boy, nhà cái, tay to, tạo lập… là những từ chỉ những tổ chức, thậm chí là cá nhân trên thị trường có khả năng tác động đến một mã cổ phiếu nào đó. Mấy mã thanh khoản thấp thì càng dễ làm giá. Đây còn gọi là những “nhà bán buôn” như cách nói trong cuốn sách này. Và nhà đầu tư hay nhà giao dịch là những người sẽ mua với giá bán lẻ.

Dùng phương pháp VPA để xem dòng tiền thông minh chạy như thế nào?
Nếu bạn chỉ nhìn vào giá thì chưa đủ. Giá trong phân tích kỹ thuật có một trường phái chuyên đánh theo hành vi giá (hoặc hành động giá). Nhưng cuốn sách này chỉ rõ một điểm: các dòng tiền thông minh bao giờ cũng để lại dấu vết. Và việc của bạn là có đủ kỹ năng để nhận diện được những dấu vết đó. Kỹ năng này không phải là quá khó, với điều kiện là bạn phải thực hành bằng cách quan sát các biểu đồ, đặc biệt là khối lượng giao dịch.
Tác giả chỉ ra ẩn đằng sau đó là những quy luật, mà thật ra những quy luật này cũng khá dễ hiểu.
Bạn hiểu được cách thức nhà cái lên một chiến dịch như thế nào?
Bạn hiểu được vai trò của truyền thông ra sao?
Việc của bạn là hiểu ra những quy luật, và nhận biết được các yếu tố nói trên, để nương theo dòng tiền thông minh mà giao dịch.
Và nếu bạn kết hợp thêm các phương pháp phân tích kỹ thuật khác thì càng cực kỳ lợi hại.
Bạn biết thêm cả phân tích cơ bản nữa thì sao. Cực kỳ tuyệt vời. Lợi thế lớn đang nằm trong tay bạn!
Đây là cuốn sách có thể nói là dễ đọc nhất, có tính ứng dụng cao, thực chiến trong dòng sách phân tích kỹ thuật.
Bạn có thể mua sách ở Fahasa online ở đây