Lý thuyết Dow là gì? 6 nguyên lý cơ bản ứng dụng trong chứng khoán

Lý thuyết Dow là gì? 6 nguyên lý cơ bản ứng dụng trong chứng khoán

Lý thuyết Dow là gì? Ứng dụng của lý thuyết này vào đầu tư chứng khoán hay các giao dịch như FX (ngoại hối) tiền điện tử Crypto… có được hay không? Bạn hãy cùng Khanh bắt đầu tìm hiểu những điểm cơ bản của lý thuyết Dow và ứng dụng của nó. Cùng với cách hiểu và cảm nhận cá nhân của Khanh nhé!

Lý thuyết Dow là gì?

Một điều khá thú vị là lý thuyết này lấy từ Charles Dow. Ông này không hề có ý định viết sách để tổng hợp thành học thuyết của mình. Sau này những người đi sau tập hợp lại những bài viết của ông trên Wall Street Journal để tổng kết lại thành lý thuyết Dow.

Bạn thấy chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones: chỉ số bình quân công nghiệp của các công ty hàng đầu nước mỹ: Dow Jones Industrial Average- DJIA. Và chỉ số trung bình vận tải DJTA: Dow Jones Transportation Average. Tên của Dow được đặt cho chính chỉ số này. Khá thú  vị đấy chứ!

Sinh thời từ cách đây những hơn 1 thế kỷ. Và điều đặc biệt là chính học thuyết của Dow  đã tạo nền móng cho trường phái phân tích kỹ thuật sau này.

ly-thuyet-dow

Nội dung của lý thuyết Dow hay 6 nguyên lý của Charles Dow.

Nguyên lý 1: Chỉ số bình quân phản ánh tất cả.

Nghĩa là mọi thông tin về kinh tế, chính trị… các dự báo của các nhà phân tích, các tổ chức kinh tế… các chính sách kinh tế… đều được phản ánh vào chỉ số bình quân.

Ở thời của Dow: chính là 2 chỉ số do ông sáng lập ra như Khanh đã nói ở trên: DJIA và DJTA.

Bạn thấy có vẻ tương đồng với triết lý hay tiền đề đầu tiên của phân tích kỹ thuật: chính là giá phản ánh tất cả.

Vậy lý thuyết Dow khởi nguồn là từ thị trường chứng khoán chứ nhỉ?

Rõ ràng là lý thuyết này hoàn toàn có thể áp dụng cho đầu tư chứng khoán bởi gốc ban đầu của nó là từ nghiên cứu của Dow về thị trường chứng khoán.

Góc nhìn trải nghiệm của Khanh về nguyên lý số 1 này như thế nào?

  • Đó chính là bạn vận dụng quan sát các chỉ số của thị trường chứng khoán Việt Nam là Vnindex, VN30, HNindex… Và bạn hoàn toàn có thể áp dụng những nguyên lý số 1  cho những chỉ số này.
    Với cổ phiếu riêng lẻ lại là việc khác. Bạn cần vận dụng linh hoạt hơn!
  • Điều tiếp nữa chính là từ trung bình hay chỉ số trung bình. Chính vì cái nhìn trung bình  bạn mới thấy nó gạn bớt thông tin nhiễu đi. Và chính cách tính  giá trị MA- trung bình trượt dựa chính vào nguyên tắc này của Dow. Đường trung bình trượt chứ không phải đường trung bình giản đơn.

Xem thêm về: triết lý của phân tích kỹ thuật.

Nguyên lý thứ 2: Thị trường có 3 xu hướng

Thoạt nghe, bạn cứ tưởng Dow đề cập đến 3 dạng xu hướng: xu hướng lên, xuống và đi ngang. Thực ra không phải vậy. Trước khi bàn rõ thêm bạn hãy  quan sát cách nhìn về xu hướng của Dow:

  • Nếu trong một diễn biến đường đi của giá, hình thành các đáy và các đỉnh. Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước: đó gọi là 1 xu hướng lên. Rất rõ ràng.
  • Còn nếu đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước thì là 1 xu hướng xuống.
  • Đi ngang thì các đỉnh và đáy sẽ ngang ngang nhau. (Hoặc gần ngang nhau).

Cá nhân Khanh thì có suy nghĩ như sau khi quan sát bất kỳ biểu đồ nào:

Rõ ràng nếu có các đỉnh và các đáy tăng dần để tạo thành 1 xu hướng lên. Nhưng đây sẽ không phải là lên kiểu theo đường thẳng. Giá sẽ chạy theo một hình răng cưa Zichzac.

Thậm chí ngay cả pha đi ngang cũng vậy. Mọi thứ không bao giờ là một đường thẳng tắp.

Bạn thử nghĩ xem tại sao lại không phải là đường thẳng.

Vì thị trường chứng khoán có con người tham gia. Với tâm lý dao động sẽ làm giá cả thay đổi sẽ tạo lên cái hình ziczac như vậy.

Quay trở lại khái niệm thị trường có 3 xu hướng chính.

Nếu bạn đọc ở 1 số thông tin trên các trang mạng khác thì thấy rằng:  đó là 3 xu thế: xu thế cấp 1 , xu thế cấp 2 và xu thế cấp 3. Xu thế cấp 2 là điều chỉnh của xu thế cấp 1. Xu thế cấp 1 kéo dài từ vài tháng đễn vài năm. Xu thế cấp 2 từ 1 đến 3 tháng. Xu thế cấp 1 là xu thế chính.

Khanh nghe thấy có gì đó chưa ổn ổn!

Ngay cả khi bạn đọc cuốn Phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính” của John  Murphy” : đây là quyển sách chính thống từ năm 1999 và đầy đủ nhất về phân tích kỹ thuật. Murphy đã có hơn 30 năm làm việc ở tổ chức tài chính hàng đầu nước Mỹ. Mặc dù đoạn viết về nguyên lý thứ 2 này chỉ có 2 trang, kể cả khi đọc kỹ bạn thấy cũng dễ mơ hồ, nhầm lẫn.

chi-so-VNindex-ly-thuyet-dow

Sau khi đọc lại cuốn Lý thuyết Dow của chính tác giả. Nguyên lý thứ 2 được hiểu dễ dàng như sau:

Thị trường có 3 xu hướng:

  • Xu hướng dài hạn (primary) hay còn gọi là xu hướng chính: thời gian tính bằng năm
  • Xu hướng trung hạn (secondary): kéo dài từ vài tuần đến vài tháng
    (Xu hướng trung hạn hay xu thế cấp 2 không phải là điều chỉnh của xu hướng chính). Mà nó cấu thành lên xu hướng chính
  • Xu hướng ngắn hạn (minor): từ vài giờ đến 1 tháng.

Trải nghiệm của Khanh về nguyên lý này như sau:

Chỉ riêng khái niệm này nếu bạn nắm rõ bạn cần xác định ngay cho mình phù hợp nhất với loại giao dịch nào: ngắn trung hay dài hạn. Khanh chọn xu hướng trung hạn là chiến lược chính.

Nguyên lý số 3: Xu hướng chính có 3 pha (3 giai đoạn)

Thứ nhất bạn hãy để ý từ xu hướng chính. Chính là khái niệm xu hướng dài hạn ở nguyên lý số 2. Và chỉ ở xu hướng chính này mới thể hiện rõ 3 pha với từng đặc điểm cụ thể:

  • Pha tích lũy (accumulation phase): thị trường đi ngang, dao động tăng giảm không đáng kể.
  • Pha bùng nổ (public participation): thị trường dao động mạnh. Giá sẽ tăng (hay giảm) mạnh mẽ.
  • Pha quá độ hay phân phối (distribution phase): tốc độ chậm lại và đảo chiều

Pha tích lũy thể hiện xu thế mua vào của các nhà đầu tư khôn ngoan. Thông tin thường xấu.

Pha bùng nổ: nhiều người tham gia. Tin tức thường tốt và nhiều.

Pha phân phối: thông tin cực tốt. Rất nhiều người tham gia.

Nguyên lý số 4: các chỉ số bình quân phải củng cố lẫn nhau.

Dow sử dụng 2 chỉ số DJIA: Dow Jones Industrial Average chỉ số và chỉ số Dow Jones Transportation Average DJTA: chỉ số trung bình vận tải. Hai chỉ số này cùng xác nhận với nhau sẽ khẳng định 1 xu hướng bền vững.

Ở đây xuất hiện ứng dụng quan trọng trong phân tích kỹ thuật: sự củng cố/ đồng thuận của các tín hiệu.

Cá nhân Khanh thấy khi các tin hiệu phân tích kỹ thuật khác nhau đều củng cố hay ủng hộ cho 1 xu hướng nào đó thường bạn sẽ có xác suất cao để xu hướng đó là đúng.

Khi các tín hiệu cảnh báo cho bạn đều chỉ ra giá đang đi vào vùng rủi ro thì bạn càng phải thận trọng.

Ví dụ: Bạn có thể quan sát chỉ số Vninex và VN30. Nếu 2 chỉ số này cùng củng cố cho 1 xu hướng tăng thì rõ ràng thị trường có xác suất cao tăng điểm một cách bền vững. Bạn cũng hãy xét thêm cả chỉ số HNindex và HN30, nhưng Khanh cũng khá ít quan sát các chỉ số này.

Nguyên lý số 5: khối lượng phải xác nhận xu hướng.

Dow nói đơn giản như sau:

Trong 1 xu hướng chính thì khối lượng tăng cùng với xu hướng chính.

Khối lượng sẽ giảm ở pha chuyển động ngược với xu hướng chính.

Bạn quan sát khá rõ trên thị trường chứng khoán vào xu hướng tăng: khối lượng giao dịch tăng lên so với trước đó (chứ không hẳn là giá trị giao dịch)

Nguyên lý số 6: xu hướng sẽ tồn tại cho đến khi đảo chiều.

Cái này chính là nằm trong triết lý số 2 của phân tích kỹ thuật. Bạn tưởng tượng giống như chuyển động vật lý mà Newton đã nói. Một chuyển động không thể quay ngoắt ngay lập tức mà nó chuyển dần từ nhanh sang chậm. Từ từ giảm động lượng rồi mới đảo chiều được xu hướng.

Ứng dụng của lý thuyết Dow

Chỉ có thể nói ngắn gọn: lý thuyết Dow là nền tảng của phân tích kỹ thuật.

Lý thuyết Dow còn được gọi là “Khoa học đầu cơ chứng khoán” theo 1 cuốn sách mà G.C. Selden biên tập lại của chính các bài viết của Dow.

Các hạn chế của lý thuyết Dow:

Nhiều người cho rằng lý thuyết Dow bỏ qua từ 20 đến 25% của một biến động trước khi tạo ra tín hiệu. Hàm ý là tín hiệu đưa ra quá trễ.

Lý thuyết Dow không thể đoán đỉnh và đáy của thị trường. Chà chà! Ai mà thần thánh được thế cơ chứ. Hãy để lại bình luận dưới bài viết hoặc trao đổi với Khanh nếu bạn có bất kỳ ý kiến gì nhé!

Các câu hỏi thường gặp về lý thuyết Dow:

1. Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow là một lý thuyết về thị trường chứng khoán được phát triển bởi Charles Dow vào cuối thế kỷ 19. Lý thuyết này cho rằng thị trường chứng khoán có xu hướng chuyển động giá tuân theo quy luật nhất định.

2. Các nguyên tắc của lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow có 6 nguyên tắc, bao gồm:
·         Nguyên tắc 1: Chỉ số bình quân phản ánh tất cả
·         Nguyên tắc 2: Thị trường có 3 xu hướng chính
·         Nguyên tắc 3: Xu hướng chính có 3 giai đoạn (3 pha)
·         Nguyên tắc 4: Khối lượng giao dịch xác nhận xu hướng
·         Nguyên tắc 5: Các chỉ số  bình quân củng cố lẫn nhau
·         Nguyên tắc 6: xu hướng tiếp tục tồn tại cho đến khi thay đổi

3. Tại sao lý thuyết Dow quan trọng đối với nhà đầu tư chứng khoán?

Lý thuyết Dow giúp các nhà đầu tư hiểu được tình hình của thị trường chứng khoán, phân tích xu hướng giá của các cổ phiếu và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Đây cũng là nền tảng của phân tích kỹ thuật hiện đại.

4. Lý thuyết Dow có nhược điểm gì?

Một nhược điểm của lý thuyết Dow là nó không thể dự đoán được những biến động ngắn hạn của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, lý thuyết này cũng không đưa ra các chi tiết cụ thể về các phương pháp đầu tư hay các chiến lược giao dịch.

5. Làm thế nào để áp dụng lý thuyết Dow vào đầu tư chứng khoán?

Để áp dụng lý thuyết Dow vào đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư cần phân tích các chỉ số giá cổ phiếu và tìm hiểu các xu hướng chính của thị trường.

6. Lý thuyết Dow có phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư chứng khoán không?

Lý thuyết Dow có thể phù hợp cho các nhà đầu tư chứng khoán có kinh nghiệm hoặc muốn học hỏi về phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu đầu tư chứng khoán, lý thuyết này có thể khó hiểu và cần nhiều thời gian để nắm bắt.

Give a Comment