Phân tích báo cáo tài chính là bước quan trọng của quá trình đầu tư. Nó cung cấp cho bạn nhiều góc cạnh nhìn hơn, đa chiều hơn và nhanh hơn khi bạn có kỹ năng thuần thục. Hãy cùng Khanh xem nó là gì và ứng dụng như thế nào trong đầu tư chứng khoán.
Bạn hãy hình dung như sau:
Để làm ra báo cáo tài chính thì có kế toán, để đọc được báo cáo thì level cao hơn. Phân tích sẽ ở cấp độ cao hơn nữa.
Như vậy có 3 khâu rất rõ ràng là lập, đọc và phân tích báo cáo tài chính.
Nếu chỉ là người bình thường bạn chỉ cần dừng ở khâu đọc là đủ. Đọc báo cáo tài chính trả lời cho câu hỏi: lợi nhuận doanh nghiệp bao nhiêu, tài sản thế nào, vốn liếng ra sao.
Nếu đọc hết báo cáo tài chính thì bạn gần như hiểu cơ bản về doanh nghiệp, mặc dù trước đó bạn chưa hề biết gì về doanh nghiệp này.
Xem bài viết: Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính chi tiết nhất cho nhà đầu tư.
Giờ hãy bắt đầu nhé!
Phân tích báo cáo tài chính là gì?
Phân tích báo cáo tài chính thường bạn hay nghe đến: phân tích các chỉ số tài chính.
Có thể đây là cách tiếp cận cơ bản. Nhưng ở bài này Khanh sẽ hướng dẫn bạn cách tiếp cận sẽ hơi khác chút.
Thứ nhất: cần làm rõ lại mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính là gì đã?
Nó sẽ làm bạn hiểu doanh nghiệp sâu hơn thay vì nhìn hời hợt vẻ ngoài. Nếu bạn đọc hết một báo cáo tài chính sẽ khá vất vả. Nó dài cỡ bài chục trang.
Phân tích sẽ cho cái nhìn nhanh và sâu hơn. Nhìn sâu hơn để trả lời cho câu hỏi chính của phân tích cơ bản:
- Liệu cổ phiếu này có đủ tốt để đầu tư không? Mức độ rủi ro của nó thế nào?
- Giá có đắt không? Hay rẻ?
Làm rõ hơn chút:
Để tránh những hàng nóng là các penny lởm, bạn có thể dùng cách phân tích và cách đọc phát hiện ra khá nhanh.
Penny cũng có cách giao dịch và đầu tư.
Xem thêm: Cổ phiếu penny là gì?
Kể cả những mã cổ phiếu MIDCAP hay Blue chip cũng không có ngoại lệ.
Mặc dù đa số cổ phiếu Blue chip là tốt nhưng vẫn có vài mã không tốt như vẻ bề ngoài của nó.
Bạn cũng có thể dùng phân tích báo cáo để phát hiện nhanh các cổ phiếu này.
Mục tiêu chọn cổ phiếu:
Quan điểm của Khanh khi phân tích báo cáo tài chính thì bạn cần biết công ty đang có nền tảng tài chính tốt, hay mức độ trung bình hay ở mức độ tồi tệ.
Điều này khá quan trọng nếu danh mục bạn có những cổ phiếu rủi ro: lại liên quan đến cách phân bổ vốn.
Ví dụ: hàng tốt thì giữ tỷ trọng nhiều, hàng kém chất lượng thì phải phân bổ ít vốn đi.
Mục tiêu thứ 2 liên quan đến định giá cổ phiếu.
Có 2 cách định giá:
Cách định giá tuyệt đối khá phức tạp.
Bạn nên dùng cách định giá tương đối như dùng chỉ số P/E, P/B.
Ít nhất bạn sẽ có cái nhìn về mức độ đắt hay rẻ của cổ phiếu.
Xem thêm: Chỉ số P/E.
Cách phân tích báo cáo tài chính:
Cách đầu tiên:
Phân tích riêng từng báo cáo tài chính:
Thứ nhất hãy phân tích báo cáo kết quả kinh doanh trước:
Bạn sẽ so sánh số tuyệt đối lợi nhuận theo các năm.
Như khi đi vay, ngân hàng thường xem xét báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất. Bạn có thể làm tương tự như họ!
Tiếp theo là so sánh EPS 3 năm.

Đây là số liệu HSG trên cafef.vn.
Tiếp theo bạn chọn thời gian theo quý:

So sánh các tiêu chí này theo các khoảng thời gian tương ứng trên.
Mức độ thứ 2 hãy so sánh biên lợi nhuận.
Baj xem tỷ lệ lợi nhuận từ sau thuế so với doanh thu theo các năm. Theo các quý thì càng tốt.
Cần thiết nữa so sánh tỷ lệ lợi nhuận gộp.
So sánh tiếp theo nữa là về doanh thu.
Bạn xem quy mô doanh thu có ổn không? Doanh thu theo các năm có tăng trưởng không?
Nếu các con số tuyệt đối về lợi nhuận tốt, các tỷ lệ lợi nhuận OK thì doanh thu bạn chỉ cần xem số tổng.
Tăng trưởng là Ok rồi.
Nhiều khi lợi nhuận tăng mạnh mà không đến từ doanh thu thì chắc chắn có gì đó chỉ mang tính chất thời vụ hay ngắn hạn.
Như vậy bạn chỉ cần phân tích 3 tiêu chí: lợi nhuận, doanh thu và tỷ lệ lợi nhuận là có cái nhìn khá ổn về doanh nghiệp.
Nhiều người cũng chỉ cần phân tích nhanh báo cáo kết quả kinh doanh. Thậm chí không cần đọc chi tiết!
Tiếp theo bạn sẽ phân tích chỉ riêng bảng cân đối kế toán.
Nhiều khi doanh nghiệp lãi ngon nhưng nếu nhìn bảng cân đối kế toán bạn mới thấy sức khỏe tài chính của doanh nghiệp tốt đến cỡ nào?
Phần này Khanh sẽ nói nhanh chút.
Trước khi đọc hãy xem lại bài: Bảng cân đối kế toán.
Bạn hãy quan sát hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.
Nếu tỷ lệ này càng cao theo các năm, thường lớn hơn 3 thì đây là doanh nghiệp khá rủi ro về khả năng vỡ nợ.
Tất nhiên có lợi thế về đòn bẩy tài chính: lãi có thể tăng nhiều nhưng lỗ thì cũng lớn y như bạn đang dùng nguồn margin để trading cổ phiếu!
Giờ bạn hãy quan sát chỉ riêng vốn chủ sở hữu.
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu cứ tăng đều đặn hàng năm chứng tỏ giá trị sổ sách tăng lên, sức khỏe tài chính được củng cố. Tài chính sẽ càng lành mạnh.
Cái này lại liên quan chặt chẽ đến chỉ số P/B.
Bạn có thể quan sát tỷ lệ Nợ ngắn hạn so với Tài sản ngắn hạn.
Điều này khá thú vị. Nó liên quan đến việc doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt hay không?
Rồi tỷ lệ Tài sản ngắn hạn so với Tổng tài sản.
Nhiều thứ nữa…
Bây giờ đến đoạn phân tích các báo cáo tài chính kết hợp.
Bạn có thể dùng các tỷ lệ tài chính bằng cách lấy chỉ tiêu từ các báo cáo khác nhau.
Ví dụ:
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu: chính là ROE.
Xem thêm về: ROE là gì?
Hoặc tỷ lệ lợi nhuận so với tổng tài sản: ROA
Các chỉ số trên hàm ý là lợi nhuận được tạo không chỉ so với doanh thu mà so với các các yếu tố bên ngoài khác: như nguồn vốn chủ sở hữu, tổng tài sản…
ROE và ROA khá hữu ích và trở thành những chỉ số không thể thiếu.
Nó vượt ra ngoài việc phân tích tài chính của công ty: so sánh các chỉ số này theo các năm.
Nó dùng để phân tích cả một ngành hoặc so sánh với các ngành khác nhau. Thậm chí thể hiện đặc thù của ngành.
Tiếp đến là các chỉ số liên quan đến giá cổ phiếu.
Vì nó có giá sẽ thuộc về nhóm định giá.
Cụ thể là chỉ số P/B và P/E.
Ở đây sẽ có 1 yếu tố là giá.
Yếu tố còn lại là 1 chỉ tiêu nào nào trên báo cáo tài chính. Hoặc được tính ra từ báo cáo tài chính.
Phân tích báo cáo tài chính công ty có quan trọng không?
Như trên Khanh đã gợi ý cho bạn thấy mục tiêu của phân tích tài chính.
Cách phân tích cơ bản ngắn gọn báo cáo tài chính.
Việc này rất quan trọng. Nó giúp bạn lọc nhanh để chọn ra các công ty cần quan tâm.
Các tiêu chí này có thể được lựa chọn ra để làm các bộ lọc cổ phiếu theo tiêu chí phân tích cơ bản.
Sau đó bạn mới nên đi vào đọc chi tiết các báo cáo tài chính.
Vấn đề là bạn sẽ giảm được cực kỳ nhiều thời gian. Chứ cả 1 rừng cổ phiếu trên các sản HOSE, HNX và UPCOM, bạn cứ lọ mọ đọc từng báo cáo từng công ty đến bao giờ mới xong, nếu không nó điều này là không tưởng…
Quan trọng nhất là tạo ra 1 bộ lọc cổ phiếu cho riêng bạn.
Xem thêm các bài về lọc cổ phiếu:
Kết nối với Khanh qua Facebook.