Nếu lợi nhuận là tiêu chí để làm căn cứ xem xét cổ phiếu có đáng mua không? Bạn đã xem chỉ số EPS. Ngay bản thân chỉ số này cũng có một số vấn đề mà bạn cần phải tìm hiểu một cách sâu sắc hơn… (VD: kỳ tính EPS- một năm hay nửa năm, EPS hiện tại và EPS dự báo, EPS cơ bản và EPS pha loãng…). Chỉ số P/E có liên quan đến EPS không?
Nếu EPS ám chỉ rằng bạn có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trên 1 cổ phiếu (mệnh giá của 1 cổ phiếu là 10.000 đ) nhưng nó chưa thể hiện mối quan hệ với giá. Lợi nhuận cao thì giá phải cao. Để có mối liên hệ về giá, người ta dùng chỉ số P/E.
Chỉ số P/E này là gì?
Cách tính của nó đơn giản chỉ là lấy giá (P) chia cho EPS. Tỉ lệ này được gọi là P/E đôi khi viết liền thành PE.
P/E là chỉ tiêu cực kỳ phổ biến mà bạn phải biết.
Hàm ý của chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E thể hiện là mức giá mà người giao dịch/đầu tư sẽ trả gấp bao nhiêu lần thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
VD: công ty làm ăn lãi 20% trên phần vốn góp (vốn điều lệ) tương đương với EPS là 2.000 đồng trong 1 năm. Nếu giá hiện tai của cổ phiếu là 20.000 đ (hai mươi ngàn đồng) thì P/E là 20.000 chia cho 2000 là 10, bạn sẽ bỏ số tiền gấp 10 lần để trả cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (năm).
Có vẻ P/E càng cao thì cổ phiếu càng đắt và P/E càng thấp thì cổ phiếu càng rẻ. Ít nhất bạn có 1 cách nhìn đơn giản như vậy đã.
Bạn xem chỉ số P/E ở đâu?
Bạn có thể vào trang cafef.vn để chọn bất kỳ một mã cổ phiếu của một công ty nào.

Sau đó chỉ việc gõ mã hoặc tên công ty ở ô “tìm kiếm”. Chọn nó sẽ ra thông tin mà bạn cần tìm. Sau đây là chỉ số P/E của VNM (Vinamilk).

Vậy sử dụng chỉ số P/E như thế nào?
Trước khi sử dụng bạn có thể tiếp cận dưới góc nhìn dưới đây.
Bạn đảo ngược chỉ số P/E bằng cách lấy E/P,
Nó chính là phần lợi nhuận trên vốn đầu tư so với (giá mua của bạn). PE là 10 thì E/P là 10%. Lãi tiết kiệm tiền gửi ngân hàng là 6%/ trong 1 năm thì bạn có chênh lệch 4% lãi khi chấp nhận rủi ro khi mua cổ phiếu.
Ít nhất là bạn có 2 ý tưởng nói trên:
1) Chỉ số P/E thể hiện giá cổ phiếu hiện tại đắt hay rẻ
2) So sánh mới mức lãi hiện tại của các kênh đầu tư khác (như gửi tiền ngân hàng…)
Tuy nhiên thị trường của cổ phiếu là thị trường của kỳ vọng. Đôi khi kỳ vọng của thị trường (đám đông) thái quá làm giá cổ phiếu tăng vọt lên khiến tỷ lệ P/E hiện tại rất cao.
P/E hay EPS cũng chỉ là những chỉ số quan trọng để bạn quan sát và đưa vào danh sách cổ phiếu để theo dõi. Tương tự như EPS, bạn có thể xây dựng 1 danh sách các cổ phiếu trong lĩnh vực mà bạn hiểu rõ nhất để tiến hành xem xét hiểu rõ về nó, quá khứ. Và tương lai của nó có dễ dự báo không?
Bạn tiếp tục bổ sung các bước như đã làm đối với EPS, tuy nhiên đánh giá dưới góc độ P/E của khoảng 3 công ty trong cùng ngành.
- Bước 1: chọn ngành nghề/ lĩnh vực mình hiểu nhất. Chính là những ngành nghề/lĩnh vực bạn đang làm việc. Nếu bạn yêu thích ngành nghề/ lĩnh vực này thì quả thật là tuyệt. Vì ngoài động lực kiếm tiền bạn có động lực về sự yêu thích. Sự yêu thích khiến bạn quan tâm, chú ý hơn.
- Bước 2: chọn vài công ty có mã tương ứng trên các sàn giao dịch (HOSE, HNX, UPCOM). Thường hàng HOSE (sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) có chất lượng cao hơn.
- Bước 3: Bắt đầu tìm hiểu kỹ về một công ty có chỉ số tốt nhất để có những đánh giá tổng thể về nó
Nguồn tham khảo: Wikipedia