Bảng cân đối kế toán là gì? Vị trí trong báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán là gì? Vị trí trong báo cáo tài chính

Bạn có biết trong phân tích chứng khoán thì báo cáo tài chính nào quan trọng nhất hay không? Báo cáo lãi lỗ là quan trọng, có chỉ số EPS và từ đó tính ra tỷ số P/E, từ đó có một phương pháp định giá tương đối, xem cổ phiếu đắt hay rẻ. Tôi đã có bài viết về cả mấy nội dung này rồi (vui lòng xem tại đây). Bảng cân đối kế toán là gì? So sánh với báo cáo lãi lỗ thì báo cáo nào quan trọng hơn? Bạn sẽ từng bước trao đổi về các nội dung trên nhé!

Bạn nghe nói công nghệ blockchain chưa? Đó là công nghệ chuỗi khối đằng sau của đồng tiền đình đám BTC (Bitcoin). Và một điều thú vị là nó dựa trên công nghê ghi sổ của kế toán- nguyên tắc sổ kép.

Báo cáo tài chính nào quan trọng nhất?

Nói ra điều này có bạn giật mình đến bất ngờ. Báo cáo lợi hại nhất trong bộ 4 báo cáo tài chính lại là bảng cân đối kế toán. Nghe có vẻ khác lạ không? Nếu bạn mới nghe thì lạ cũng chả sao. Còn bạn biết nó lợi hại thế nào rồi thì chúc mừng bạn.

Vậy nó lợi hại như thế nào: nó có thể cung cấp số liệu để đưa ra một phương pháp định giá khác. Chỉ số P/B- định giá theo giá trị sổ sách. Và 1 số trường hợp kiểu định giá này cực kỳ hữu dụng.

Còn gì nữa nhỉ?

À, nó còn là thứ đánh giá tình hình tài chính hiện tại gần nhất của công ty mà bạn đang theo dõi.  Xem sức khỏe tài chính công ty đến cỡ nào.

Rồi còn mấy thứ mông má, giả dối, các khoản bất hợp lý. Bạn chỉ cần tinh ý hoàn toàn phát hiện được ở trên báo cáo này, trong khi báo cáo kết quả kinh doanh khó phát hiện được. (Ví dụ có một kỹ thuật giao dịch tăng doanh số nhưng bản chất không phải là hàng thật luân chuyển, bạn khó có thể nhìn riêng rẽ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh).

Gì nữa nhỉ. Nhiều thứ khác: khả năng thanh toán của nó có mạnh không? Một số doanh nghiệp lãi lớn những lại có thể bị phá sản vì không có dòng tiền đáp ứng khả năng thanh toán.

Và nhiều thứ khác nữa…

Đấy là đối với doanh nghiệp. Nếu bạn hiểu sâu sắc báo cáo này, bạn còn áp dụng vào quản lý tài chính cá nhân, quản trị tiền, quản trị danh mục… Quá khủng khiếp.

Vậy bảng cân đối kế toán là gì?

Nếu bạn nhìn tổng thể nó có sự cân bằng: tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. Các con số này xuất hiện ở dòng cuối cùng.

Nguồn vốn là gì. Nó thể hiện các nguồn gốc tạo nên cái gọi là tài sản. Gọi là nguồn gốc của tài sản cũng đúng. Có 2 nguồn: vốn của các chủ sở hữu: chính là của các cổ đông (chủ doanh nghiệp  góp vào, còn gọi là tiền túi hay tiền thịt của chủ doanh nghiệp). Còn lại là nguồn lực ngoài cổ đông. Nó gọi là Nợ.

Cả 2 nguồn lực này thể hiện sang bên trái bảng cân đối chính là tài sản hiện hữu của doanh nghiệp như nhà xưởng, hàng hóa tồn kho, rồi nợ chưa đòi được, vẫn ở khách hàng, khi đôi được nó biến thành tiền ở ngân hàng và tiền mặt. Và đương nhiên tiền mặt là cũng là tài sản.

Bạn hãy quan sát!

Sau đây là số liệu của một công ty.

bang-can-doi-ke-toan-la-gi
Bảng cân đối kế toán- tài sản ngắn hạn

Tiền vốn góp ban đầu sẽ được tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Tiền (mục I): gồm tiền mặt và tiền tại ngân hàng
  • Tiền này được chuyển sang hàng tồn kho
  • Hàng tồn kho (mục III) được bán (lợi nhuận phát sinh chủ yếu từ hoạt động bán này.
  • Sau đó nó dịch chuyển về các khoản phải thu.
  • Khoản phải thu: mục II chủ yếu là tiền cho khách hàng nợ.
  • Khoản phải thu này lại dịch chuyển về tiền.

Đây là một chu trình bán hàng cơ bản: tiền- hàng- phải thu- tiền. Và bạn tạm thời chưa quá quan tâm đến các chi tiết (vì dễ loạn)

Và tổng 3 khoản lớn này sẽ là tài sản ngắn hạn.

Còn Tài sản dài hạn là gì? Hãy quan sát tiếp:

bang-can-doi-ke-toan-la-gi-tai-san-dai-han
Bảng cân đối kế toán- tài sản dài hạn

Đối với một doanh nghiệp bình thường: nó sẽ ở mục I: phần lớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị- là năng lực sản xuất chính để sản xuất ra sản phẩm. Và sản phẩm chính là một phần của hàng tồn kho nói trên. Bán sản phẩm sẽ quyết định lãi lỗ của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh chính.

bang-can-doi-ke-toan-la-gi-nguon-von
Bảng cân đối kế toán: vốn chủ sở hữu và nợ

Phần nguồn vốn thì sao?

Như đã nói bạn sẽ thấy nó chính là nguồn gốc để tạo ra tài sản ngắn hạn và dài hạn ở trên.

Lúc đầu nó chính là  Vốn góp (mục I.1 vốn góp của chủ sở hữu)

Sau quá trình kinh doanh có lãi nó sẽ tích lũy dần ở mục 3. Lợi nhuận chưa phân phối.

Còn những khoản ngoài nó sẽ là Nợ. Đơn giản là vốn góp của cổ đông chưa bào giờ là đủ. Bạn thấy mục số 7 là vay ngân hàng.

Tóm lại bạn hãy nắm công thức cơ bản sau:

TÀI SẢN = NGUỒN VỐN (Bạn nhìn dòng cuối cùng: tổng cộng tài sản = tổng cộng nguồn vốn)

Chi tiết hơn: Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ + vốn chủ sở hữu

Nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn

Từ đây sẽ hình thành các chỉ số tài chính cơ bản lấy từ bảng cân đối kế toán để có cái nhìn tổng thể về phân tích tài chính. Kết hợp với bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bạn sẽ có hàng loạt chỉ số khác nữa.

Nguồn tham khảo: Wikipedia

Xem thêm: Chuỗi bài về chứng khoán cơ bản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x