Cách tính ROE? Chỉ số ROE là gì trong chứng khoán?

Cách tính ROE? Chỉ số ROE là gì trong chứng khoán?

Chỉ số ROE là gì trong chứng khoán? Cách tính ROE? Đây vốn là chỉ số truyền thông hay giới phân tích chứng khoán nói đến rất nhiều. Cách dùng ROE như thế nào? Bạn cùng Khanh bắt đầu tìm hiểu một cách kỹ lưỡng nhé.

Chỉ số ROE là gì trong chứng khoán?

Khi bạn kinh doanh bạn sẽ quan tâm đến lợi nhuận của mình là bao nhiêu? Cả khi đầu tư cũng vậy. Gần giống như EPS, đây là một chỉ số đo lường về mức độ tạo ra lợi nhuận.

ROE là viết tắt của từ tiếng Anh là: Return on Equity.

Return nghĩa thông thường là sự trở lại, quay về. Nhưng trong tài chính nó gọi là tiền lời hay lãi, hoặc lợi nhuận.

Equity là một từ chuyên ngành hơn. Nghĩa là vốn chủ sở hữu.

Bạn lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu là được ROE.

Bây giờ là cách tính ROE trên báo cáo tài chính:

chi-so-roe-cong-thuc
Công thức tính chỉ số ROE

Khi nhìn vào công thức này, bạn thấy rõ hơn rất nhiều.

Lợi nhuận sau thuế bạn lấy ở đâu?

Chính là dòng cuối cùng trên báo cáo kết quả kinh doanh chỉ tiêu số 60. Đây là phần lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

cach-tinh-roe-tu-bao-cao-ket-qua-kinh-doanh
Ảnh : báo cáo lãi lỗ

Xem thêm về: Báo cáo kết quả kinh doanh

Vốn chủ sở hữu bạn lấy ở đâu?

Bạn lấy từ bảng cân đối kế toán.

chi-so-roe-von-chu-so-huu
Phần: nguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán

Nguồn vốn chủ sở hữu ở đây là vốn góp ban đầu và các lần tiếp theo do phát hành thêm (nếu có). Cộng với lợi nhuận cộng dồn trong quá trình hoạt động chưa được chia. Có thể thêm 1 số quỹ như đầu tư, phát triển. Và 1 số nguồn đặc biệt khác: như thăng dự vốn, cổ phiếu quỹ.

Tóm lại bạn chỉ cần hiểu đơn giản là vốn góp + lợi nhuận chưa chia được tích lũy cộng dồn lại. Mấy mục khác thường bé và ít khi xuất hiện.

Xem thêm về: Bảng cân đối kế toán

Như vậy ở đây cần so sánh ROE và EPS có vẻ chúng khá gần giống nhau.

Chỉ số ROE giống và khác với EPS ở điểm nào?

Giống nhau ở chỗ:

Đều dùng lợi nhuận sau thuế để tính (phần tử số)

Xem thêm: EPS là gì?

Khác nhau ở chỗ:

Thứ nhất: về đơn vị tính toán, bạn sẽ thấy sự khác nhau.

EPS tính là bao nhiêu đồng VNĐ. Ví dụ: EPS là 2000 hiểu đơn giản là lợi nhuận sau thuế tính theo vốn góp được chừng 20%.

Nếu có cổ phiếu quỹ thì nó phức tạp hơn chút.

ROE sẽ là con số tỷ lệ.

Thứ hai: về mức độ lợi nhuận

Bạn hãy quay trở lại khái niệm vốn chủ sở hữu. Nếu như với chỉ số EPS: lợi nhuận chỉ liên quan đến lượng cổ phiếu lưu hành. Nhưng trong phần vốn chủ sở hữu như nói ở trên, ngoài vốn góp nó cộng thêm nhiều thứ nữa. ROE tính thêm mẫu số là con số đó. Nên nếu ở một công ty có lãi đều đặn: vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn góp nên ROE thường nhỏ hơn EPS.

Như vậy, theo Khanh thì dùng ROE sẽ tốt hơn so với EPS khi nói về mức độ tạo lợi nhuận.

Như vậy ROE nói lên điều gì? Cách sử dụng ROE.

Nếu bạn so sánh tỷ lệ của ROE với lãi vay ngân hàng hoặc bất kỳ lãi của một khoản đầu tư nào: tỷ lệ này cao hơn nghĩa là hiệu quả đầu tư sẽ tốt hơn.

Nếu bạn thấy ROE cao hơn lãi vay, nghĩa là vay tiền thêm hay dùng đòn bẩy tài chính thì vẫn tạo ra lợi nhuận.

Dưới góc độ là nhà đầu tư bạn có thể chọn ROE của công ty cao hơn các công ty khác.

Câu chuyện còn liên quan đến giá cổ phiếu nữa. Rồi mức độ rủi ro của các công ty sẽ khác nhau. Bạn sẽ lại vướng vào câu chuyện con gà- quả trứng: lợi nhuận cao sẽ kèm rủi ro lớn.

Xem thêm: bài quản trị rủi ro

Nếu bạn so sánh ROE với công ty cùng ngành thì sao.

Có lẽ đây lại là câu chuyện thú vị. ROE công ty nào cao hơn thì sẽ tốt hơn. Chưa chắc!

Lý do vẫn giống như trên: giá và mức độ rủi ro.

Bạn cũng có thể so sánh ROE của chính công ty theo các năm.

Thường thì yêu cầu của cổ đông vẫn mong muốn ROE tiếp tục tăng lên theo các năm. Ngay cả khi công ty đang có lợi nhuận đều đặn mà ROE vẫn duy trì được (mà không chia cổ tức) cũng là làm tăng vốn chủ sở hữu đáng kể!

Vậy câu hỏi: chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Không có câu trả lời rõ ràng cho bạn.

Ở đây bạn nên cho so sánh ROE với một tỷ lệ nào đó.

Bạn có thể so sánh với lãi tiền gửi ngân hàng, lãi vay hay một tỷ lệ nào đó.

Cá nhân Khanh thường quan tâm đến công ty có ROE >10%. Một số trường hợp đặc biệt khác thì chọn thấp hơn từ 6-8%.

Khi nào ROE mất đi ý nghĩa hay bị vô hiệu hóa?

Cách thấy dễ nhất là công ty làm ăn thua lỗ. Làm ăn thua lỗ thì làm gì có lợi nhuận.

Trước đây, Khanh có làm ở một công ty bị lỗ liên miên. Nhưng báo cáo phải liên tục gửi cho công ty cấp trên. Một cách máy móc họ đưa thêm cả chỉ số ROE vào báo cáo như một lối mòn có sẵn.

Bạn chỉ cần nhìn vào công thức nếu một trong 2 con số âm thì ROE đâu có ý nghĩa nữa. Lợi nhuận âm. Hoặc vốn chủ sở hữu âm.

Còn trường hợp cá biệt nữa. Cả lợi nhuận và vốn chủ đều âm (trường hợp này cực kỳ cá biệt) thì ROE lại dương. Hãi luôn!

Trường hợp nữa là gì?

Nếu bạn nhìn sâu vào cơ cấu lãi lỗ thì thấy nhiều điều thú vị.

Nếu lợi nhuận đến phần lớn từ hoạt động bất thường thì sao? Nếu trong 1 năm nào đó lợi nhuận bất thường cao sẽ làm ROE tăng đột biến. Năm sau không còn khoản này ROE sẽ trở về con số hợp lý. Như vậy nếu ROE tăng bất thường, bạn cũng cần xem xét kỹ cơ cấu lợi nhuận.

Bây giờ bạn đến câu hỏi quan trọng nhất, nhà đầu tư cá nhân làm gì với ROE ?

  • Nếu bạn đọc bài thực hành cổ phiếu- bước đầu tiên là lọc cổ phiếu, bạn có thể dùng ROE thay cho EPS để lọc cổ phiếu. Rõ ràng ROE có cái nhìn tổng thể hơn về khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
  • Nhưng EPS lại thông dụng hơn vì nhiều người biết đến nó hơn.
  • Tiếp theo, vẫn là cái nhìn tổng thể, bạn có thể so sánh ROE theo các tiêu chí khác nhau: như so sánh với đối thủ, so với trung bình ngành và so với chính công ty đó theo thời gian các năm. Hoặc có thể so sánh với một con số nào đó như lãi vay. Trong chuyên ngành tài chính doanh nghiệp thì lại thích dùng WACC –là chi phí vốn bình quân.
  • Tiếp đó bạn hãy quan sát về con số ROE với mức độ tăng trưởng hợp lý không. Có gì bất thường không.
  • Tiếp tục là bạn có thể đọc báo cáo tài chính để hiểu rõ nó ở phần mục thuyết minh: hãy đọc sâu về vốn chủ sở hữu, xem EPS trên báo cáo lãi lỗ. Thậm chí phải đọc chi tiết về cả báo cáo lãi lỗ.

Nếu thấy bài này hữu ích bạn có thể share, conment hoặc có ý tưởng gì thêm hãy trao đổi với Khanh qua Facebook nhé!

Give a Comment