Sàn chứng khoán là từ có lẽ bạn nghe nhiều đến thành quen. Có lẽ nên nhìn lại dưới một góc nhìn khác bạn sẽ thấy mới mẻ và có nhiều thứ rất liên quan đến việc đầu tư hay giao dịch của bạn. Trong đó có việc lựa chọn sàn chứng khoán.
Sàn chứng khoán là gì?
Có thể bạn hiểu ngay đây là nơi để mua bán hay giao dịch chứng khoán.
Sàn bất động sản là để mua bán các bất động sản.
Sàn xe ô tô cũ là chỗ chuyên mua bán các loại ô tô cũ.
Như vậy, sàn có vẻ giống cái chợ. Nơi người mua và bán sẽ gặp nhau ở đó.
Đúng rồi, sàn chứng khoán là chợ chứng khoán. Nhưng chợ này không tự phát, phải có 1 nhà quản lý chợ.
Nhà quản lý ở đây chính là nhà nước. Đó là sàn chứng khoán chính thống.
Đấy là theo cách hiểu phổ thông hiện nay về sàn chứng khoán Việt Nam.
Có các loại sàn nào để phân biệt với sàn chứng khoán.
Gần đây, bạn được chào mời qua điện thoại. Các telesale nói rằng: bạn có thể mua bán chứng khoán Mỹ, châu Âu… Cũng mua qua 1 sàn nào đó. Tên gọi lạ hoắc.
Thậm chí bạn còn được đưa vào các nhóm kín, được hướng dẫn thao tác , được xem mua bán ….
Hãy cẩn thận nếu như bạn chưa tìm hiểu kỹ các thông tin về sàn đó.
Đây cũng là sàn nhưng có vẻ cứ làm sao ấy.
Có vẻ không phải sàn chính thống của Mỹ hay châu Âu…
Còn có các loại sàn khác như giao dịch ngoại hối (FX). Bạn thấy rất nhiều sàn phi tập trung.
Ngạc nhiên hơn nữa các sàn này ngoài cho phép giao dịch các cặp tiền tệ, vẫn có thể mua chứng khoán quốc tế, các đồng Coin…
Còn có các sàn riêng về tiền điện tử Crypto. Có vẻ các sàn này chưa được pháp luật các nước thừa nhận.
Khanh thấy hiện nay chỉ có sàn giao dịch hàng hóa là chính thống. Việt Nam đã chấp nhận và cho phép các sàn này hoạt động. Nói chuẩn hơn là cho phép các công ty có chức năng kinh doanh dịch vụ này. Các công ty này kết nối thẳng với Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế.
Sàn chứng khoán giao dịch hàng hóa gì?
Cổ phiếu là hàng hóa chính.
Giờ đã có thêm trái phiếu.
Các chứng chỉ quỹ.
Các hợp đồng tương lai của chỉ số VN30.
Các chứng quyền.
Đấy là những thứ được giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Ở Việt Nam có những sàn chứng khoán nào?
Nói về sàn chính thức thì chỉ có 3 sàn.
- Sàn chứng khoán HOSE
- Sàn giao dịch HNX
- Sàn UPCOM
Sàn chứng khoán HOSE:

Đây là nơi giao dịch các cổ phiếu có những tiêu chuẩn khắt khe nhất trong các sàn.
Sở giao dịch chứng khoán TM Hồ Chí Mình là tổ chức quản lý và vận hành sàn này.
Điều kiện để niêm yết:
Vốn điều lệ
Tại thời điểm đăng ký, vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng trở lên tính theo báo cáo kiểm toán.
Điều kiện về thời gian và tình hình hoạt động của công ty
Quy định về điều kiện niêm yết sàn HOSE
- Thời gian hoạt động ít nhất 02 năm dưới hình thức Công ty Cổ phần.
- Kết quả hoạt động 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tại thời điểm gần nhất tính tới thời điểm đăng ký niêm yết đạt tối thiểu 5%.
- Công ty không có nợ quá hạn trên 01 năm tính tới thời điểm đăng ký niêm yết.
- Tính tới thời điểm đăng ký niêm yết, công ty không có lỗ luỹ kế.”
Các công ty đại chúng phải thỏa mãn được điều kiện này (và 1 số điều kiện khác nữa) mới được niêm yết trên sàn HOSE.
Một số ý kiến của Khanh về sàn HOSE:
Đây là sàn có chỉ số tính toán là Vindex. Chỉ số này đến nay có thể coi là phản ánh đầy đủ diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài chỉ số này còn có chỉ số VN30, được tính toán gồm 30 mã cổ phiếu của 30 công ty có thể nói là tốt nhất trên sàn này.
Như cá nhân Khanh quan sát thị trường thì cũng chỉ nhìn chỉ số Vnindexx và VN30 của sàn HOSE.
Sàn chứng khoán Hà Nội (HNX)
Sàn này có những tiêu chí niêm yết đỡ khắt khe hơn.
Đây cũng được coi là sàn niêm yết.

Điều kiện niêm yết trên sàn HNX
Vốn điều lệ
Tại thời điểm đăng ký, vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên tính trên báo cáo kiểm toán.
Điều kiện thời gian và tình hình hoạt động của công ty
- Công ty hoạt động ít nhất 01 năm dưới hình thức công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký.
- Năm liền trước năm đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán phải có lãi.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tại thời điểm gần nhất tính tới thời điểm đăng ký niêm yết đạt tối thiểu 5%.
- Không có nợ quá hạn trên 01 năm, không có lỗ luỹ kế tại thời điểm đăng ký niêm yết.
- Công ty không thuộc trường hợp vi phạm pháp luật hay các vi phạm liên quan đến vấn đề kế toán và báo cáo tài chính.
Cơ cấu cổ đông
Tối thiểu 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không phải là cổ đông lớn nắm giữ.
Các điều kiện niêm yết khác trên sàn HNX
Điều kiện niêm yết HNX
- Các cổ đông cá nhân, tổ chức và cổ đông lớn phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu trong 06 tháng đầu, 50% số cổ phiếu trong 06 tháng tiếp theo.
- Cổ phiếu đã giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM tối thiểu 02 năm và được đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết. Trừ tổ chức đăng ký niêm yết đã chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Hồ sơ đăng ký niêm yết phải hợp lệ theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Sàn chứng khoán UPCOM.
Đây là sàn giao dịch cho các cổ phiếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn: công ty cổ phần là công ty đại chúng.

Nhiều công ty to, vốn hóa lớn lại xuất hiện ở sàn này. Mặc dù tiêu chí đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết nhưng lý do đơn giản là các công chủ không muốn cho lên các sàn HOSE, HNX.
Vậy bạn nên chọn sàn chứng khoán nào để giao dịch.
Bạn có nên chọn sàn HOSE?
Cách tốt nhất là bạn chọn sàn HOSE.
Do điều kiệm niêm yết tại sàn này là cao nhất. Bạn hãy coi đó như một bộ lọc bằng các tiêu chí cơ bản.
Chuẩn hơn nữa bạn hãy chọn các cổ phiếu trong rổ VN30. Gần như các yếu tố cơ bản để chọn cổ phiếu bạn không cần quan tâm nữa vì sàn đã chọn hộ cho bạn 30 mã tốt nhất rồi.
Nhưng, giá của các cổ phiếu này thường cao.
Như vậy có nên chọn cổ phiếu sàn HNX hay UPCOM không?
Hoàn toàn có thể.
Lý do như Khanh nói ở trên: có những cổ phiếu tốt, thanh khoản tốt, thậm chí giá tốt cùng với nhiều tiêu chí khác khá ngon ở các sàn này. HNX thì tiêu chuẩn thấp hơn HOSE chút.
Hoặc có thể là đang trong kế hoạch của họ.
Bàn qua 1 chút về 1 số nhầm lẫn cách hiểu về sàn chứng khoán.
Nhiều khi bạn giao dịch cổ phiếu ở công ty chứng khoán SSI hay Vndirect…, bạn nhiều khi hay nói là tôi đang giao dịch tại sàn SSI hay Vndirrect.
Đây chỉ là cách gọi.
Vì các công ty chứng khoán chỉ là nơi kết nối bạn vào cái chợ chứng khoán.
Bạn kết nối với sàn chứng khoán là qua các công ty chnwsg khoán theo các lệnh do mình đặt. Các công ty chứng khoán chỉ là người đưa lệnh của bạn vào sàn để khớp mà thôi.
Đấy là những giao dịch bình thường.
Còn một số giao dịch đặc biệt như giao dịch lô lẻ hay giao dịch thỏa thuận thì gao dịch này có thể không quan sàn.
Bạn và Khanh là những người giao dịch bình thường đều mua bán chứng khoán trên sàn qua các công ty chứng khoán- với tư cách là người môi giới.
Lưu ý về những sàn chứng khoán chui.
Những sàn chứng khoán chui là những sàn chứng khoán không được luật pháp bảo vệ.
Hiện ở Việt Nam không thấy xuất hiện những sàn này.
Ngoài sàn chính thức, hiện còn có các công ty cổ phần chưa đại chúng. Giao dịch cổ phiếu của các cổ đông vẫn phải trực tiếp qua văn phòng công ty để xác nhận. Hội đồng quản trị thường là người xác nhận các giao dịch này.
Quay trở lại câu chuyện lúc đầu: bạn được đề nghị mua bán chứng khoán quốc tế ở một số sàn. Nhiều khả năng đó là các sàn chui. Hoặc các sàn luật Việt Nam không với tới.
Nếu bạn mua chứng khoán ở Mỹ, nếu suy luận logic nó phải như Việt Nam. Bạn phải mua cổ phiếu qua các công ty chứng khoán của Mỹ chứ. Hoặc ít ra là mấy đại lý của các công ty này ở Việt Nam.
Khanh thì chưa có giao dịch cổ phiếu cơ sở của nước ngoài nên suy đoán như vậy. Bạn có thể tham khảo tư vấn từ các công ty chứng khoán mà mình đang mở tài khoản đối với các giao dịch nước ngoài.
Cá nhân Khanh thì thấy:
Phần lớn các giao dịch chứng khoán quốc tế dưới dạng hợp đồng CFD (hợp đồng chênh lệch) của 1 số sàn FX họ cung cấp. Nghĩa là: nếu bạn mua thì chưa bao giờ là người sở hữu thực sự chứng khoán (mọt dạng phái sinh). Các sản này được lập ra có sử dụng đòn bẩy cao.
Bạn đang chơi với chủ sàn.
Có thể có những sàn uy tín, cái này bạn phải check nha nhưng về mặt pháp lý thì luật Việt Nam chưa với tới. Bạn phải tự chịu trách nhiệm với đồng tiền của mình.
Chuyên mục: Chứng khoán cơ bản.
Kết nối với Khanh qua Facebook.