Chứng khoán luận “Kim tứ đồ”?

Chứng khoán luận “Kim tứ đồ”?

Nói đến chứng khoán là nói đến một cách để có tiền. Có nhiều tiền sẽ cho bạn sự an toàn, rồi tiến đến độc lập, và hơn nữa sẽ là tự do về tài chính!

Vậy có những con đường nào để bạn đạt được trạng thái ấy. Xuất hiện ý tưởng về: chứng khoán luận Kim tứ đồ bạn theo dõi ngay sau đây!

Trước khi nói đến Kim tứ đồ, bạn cần biết các mục tiêu về tiền bạc của mình đã chứ.

Đầu tiên bạn cần biết an toàn tài chính là gì?

Nếu bạn dự trữ đủ tiền cỡ 3 tháng của nhu cầu chi tiêu bắt buộc tối thiểu hàng tháng. Bạn sẽ được an toàn  trong 3 tháng. Để tự xoay xở công việc mới nếu chẳng may thất nghiệp. Nếu nâng lên 6 tháng hay 1 năm tiền dự trữ thì bạn càng cảm thấy an toàn hơn.

Khoản tiền này thường nằm ở tài khoản tiết kiệm. Dự trữ đến 1 năm cũng là thách thức khá lớn đối với nhiều người. Không phải ai cũng tích lũy được nếu bạn vẫn đang là người làm công ăn lương.

Còn độc lập tài chính là gì?

Độc lập tài chính là bạn có 1 dòng tiền thụ động để hàng tháng bạn không phải lo lắng về những chi tiêu sinh hoạt tối thiểu. Bạn gần như không phải làm gì cả. Dòng tiền thụ động tối thiểu này có thể giúp bạn sống và tồn tại.

Thụ động không có nghĩa là không làm gì cả mà bạn vẫn có tiền. Bạn chỉ cần bỏ ra rất ít công sức để duy trì, theo dõi, quản lý một tài sản mình đã tạo ra hoặc sở hữu trước đó. Hoặc bạn đang vận hành một hệ thống kinh doanh, không cần tham gia vào việc điều hành hàng ngày mà vẫn có tiền. Chứ không phải bạn phải bỏ full 8h để cày bừa đánh thuê, để cuối tháng thu lại 1 khoản tiền từ việc  bán công sức mình bỏ ra.

Con đường để đến an toàn hay tự do tài chính có một mô hình kinh điển có tên là “Kim tứ đồ” của Robert Kiyosaki.

Vậy kim tứ đồ là gì?

Kim tứ đồ là một khái niệm nói đến nhóm người làm ra tiền trong xã hội, bất cứ ai trong chúng ta cũng thuộc về 1 trong 4 nhóm đó. Theo đó, kim tứ đồ được nhắc đến lần đầu là vào năm 1997 trong cuốn sách cha giàu cha nghèo – một tác phẩm nổi bật của tác giả Robert Kiyosaki. Đặc biệt, cuốn sách này cũng được coi như kim chỉ nam cho sự độc lập tài chính, tự do tài chính của nhiều cá nhân trên thế giới.

(Khái niệm: Kim tứ đồ)

Sau đây bạn lần lượt quan sát 4 thành phần của Kim tứ đồ nhé

kim-tu-do-la-gi
Kim tứ đồ
  • Nhóm 1 tên gọi là nhóm E: nhóm những người làm thuê
  • Nhóm 2 tên gọi là nhóm S: nhóm những người tự kinh doanh, thường là các cá nhân tự vận hành các doanh nghiệp của mình và tự trả lương cho mình ở một quy mô khiêm tốn.
  • Nhóm 3: Nhóm B những người chủ doanh nghiệp thực sự. Họ vận hành doanh nghiệp theo hệ thống với mục đích dùng chính hệ thống kinh doanh sẽ tạo ra tiền
  • Nhóm 4: nhóm I: nhóm các nhà đầu tư với mục tiêu tiền để ra tiền

Nhóm E và nhóm S trong kim tứ đồ

Nếu bạn nhìn vào nhóm 1 và nhóm 2 thì thấy: thu nhập đến phần lớn từ thời gian và công sức mình bỏ ra. Nếu ngừng lại thì thu nhập bị mất ngay lập tức. Nguồn thu nhập ở đây còn gọi là thu nhập chủ động là vì thế!

Nhóm thứ 2 có một lợi thế hơn. Họ được quyền quyết định những gì mình làm. Họ tự chịu trách nhiệm về kết quả về công việc và tài chính của chính họ. Thoạt nhìn có vẻ họ được tự do hơn nhóm 1. Nhưng thực tế, phần lớn trong số họ là những chuyên gia, hướng tới sự quá hoàn hảo trong công việc. Họ là người giỏi nhất trong lĩnh vực của họ nên ôm đồm tất tật mọi thứ. Vô tình họ đâu có được tự do.

Nhóm 1 vẫn chiếm phần đông nhất. Họ được cho là có một nguồn thu nhập ổn định với công việc ổn định. Nhưng có vẻ họ đã nhầm! Họ được cho là làm việc cho giấc mơ của người khác (là những ông chủ) và giấc mơ của chính họ dần bị lãng quên do chưa thoát ra được nhu cầu cơm áo gạo tiền. Không chủ động được công việc của mình. Bị quản lý. Bị sai khiến. Nghe có vẻ bi đát nhỉ!

Trước đây, Khanh từng làm kế toán, rồi đến Kế toán trưởng cho các công ty lớn. Thực ra mình vẫn chỉ ở nhóm 1.

Cách đây hơn chục năm mới bắt đầu ra làm dịch vụ tư vấn về kế toán, tài chính. Và bây giờ làm tự do toàn thời gian thì vẫn chỉ được xếp vào nhóm 2.

kim-tu-do-nhom-S
Kim tứ đồ: nhóm S hay nhóm II

Nhóm B và nhóm I trong kim tứ đồ

Nhóm B thường được thấy như những người chủ lớn của những công ty lớn với thương hiệu lớn. Những gương mặt như các chủ tịch của các tập đoàn. Họ không tham gia sâu vào việc vận hành hoạt động kinh doanh hàng ngày. Việc này được thực hiện bởi các CEO (Tổng giám đốc/ giám đốc điều hành). Như vậy CEO cũng chỉ là người trong nhóm I, nhưng thu nhập họ nhận được là khá cao.

Những người nhóm B dùng hệ thống kinh doanh để tạo ra tiền. Bạn có thể quan sát một số hệ thống kinh doanh như:

  • Hệ thống kinh doanh truyền thống: người chủ không làm gì cả bằng cách vận dụng hệ thống con người, máy móc, thiết bị, nguồn tài chính để tạo tiền cho họ.
  • Hệ thống kinh doanh nhượng quyền: sau thời gian đầu tư và tạo thương hiệu lớn, họ có thể cho thuê thương hiệu để thu về một dòng tiền đều đặn
  • Hệ thống kinh doanh đa cấp (MLM) dùng sức mạnh con người để làm đòn bẩy phát triển kinh doanh

Còn những người nhóm IV thì sao. Nhóm này chuyên dùng tiền để tạo ra tiền bằng các hoạt động đầu tư. Họ có thể lấy tiền chuyên cho những người nhóm B thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận. Nghĩa là dòng tiền mà nhóm IV (Investor) này tạo ra hoàn toàn thụ động.

Bạn nên áp dụng Kim tứ đồ như thế nào?

Như vậy bạn phải dịch chuyển từ nhóm 1 (nhóm E) hoặc 2 (nhóm S) (mà phần lớn chúng ta sẽ ở nhóm 1) để chuyển sang nhóm 3 (nhóm B) và nhóm 4 (nhóm I) thì khả năng cao bạn sẽ đạt được độc lập và tự do tài chính.

Vậy có nhất thiết bạn sẽ phải vào nhóm 3 hoặc 4 với cơ hội cao về tự do tài chính hay không?

Và cái cách mà bạn vội vã nhảy từ nhóm 1 sang các nhóm còn lại mà không có sự chuẩn bị thì bạn cũng cầm chắc thất bại. Có thể là những câu chuyện khởi nghiệp bạn nghe hoặc thấy quá ấn tượng. Thực tế thì câu chuyện hoàn toàn khác.

Có lẽ phải mất nhiều năm mà chưa chắc bạn đã dịch chuyển sang nhóm này thành công.

Có 1 cách bạn vẫn có thể từ nhóm 1 hoặc 2 mà nhón 1 chân sang nhóm 3 và 4. Cụ thể ở đây là nhóm IV: các nhà đầu tư.

Một trong cách  để thò chân vào nhóm 4 chính là đầu tư cổ phiếu.

Bạn lưu ý: đầu tư cổ phiếu chứ không phải giao dịch cổ phiếu

Đầu tư và giao dịch mua bán cổ phiếu là hoàn toàn khác nhau.

Đầu tư là bạn phải đầu bỏ tiền, công sức thời gian vào 1 tài sản nào đó trong trung và dài hạn. Nghĩa là phải có 1 khoảng thời gian đủ dài để tài sản nó sinh ra tiền. Để quy luật giá trị phát huy tác dụng. Có thể tối thiểu là 1 năm chẳng hạn. Và bạn tận dụng cả quy luật cung cầu nữa theo hướng ủng hộ cho bạn!

Bạn có thể tìm thấy những ý tưởng hay ho ở trang chứng sĩ chấm vn mà Khanh đang chia sẻ. Một cách mà Khanh đã trải nghiệm rất nhiều năm để đưa ra cho bạn 1 ý tưởng xem có thể áp dụng được với mình hay không?

Và để cập nhật những bài viết mới nhất bạn hãy tham gia vào nhóm ZALO theo đường link dưới đây.

Give a Comment