Quản trị danh mục đầu tư – điểm quan trọng số 1 để quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Quản trị danh mục đầu tư – điểm quan trọng số 1 để quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Bạn đã xem bài quản trị vốn theo chu kỳ chưa?

Nếu chưa xem bạn hãy vui lòng xem lại ở đây. Đó là một cách quản trị danh mục đầu tư mà Khanh áp dụng cực kỳ hiệu quả.

Nếu bạn đã đọc qua bài về bảng cân đối kế toán thì có điều khá thú vị khi liên tưởng tới việc quản lý danh mục đầu tư của bạn.

Trên tài khoản chứng khoán của bạn ở bất kỳ công ty chứng khoán nào, bạn quan sát trên app điện thoại sẽ thấy có dòng tổng tài sản net- chính là tiền thực hiện có của mình.

Nó tương ứng với tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán, dòng cuối cùng bên trái.

quan-tri-danh-muc-dau-tu-bang-can-doi-ke-toan
Bảng cân đối kế toán

Tài sản trên tài khoản chứng khoán của bạn thường chỉ có 2 mục chính: mục 1 là tiền và mục 2 là cổ phiếu: gồm các mã cổ phiếu bạn đang nắm giữ.

Và bạn thấy một điều nghịch lý là tài khoản của bạn sẽ chỉ toàn là cổ phiếu, nếu có tiền thì rất ít, trong bất kỳ điều kiện thị trường nào, kể cả lúc tăng cũng như lúc giảm.

Tại sao lại như vậy: bạn hãy xem xét tâm lý của chính mình khi thực hiện giao dịch.

Sau khi bán cổ phiếu đi thì tiền về tài khoản. Như một con nghiện một cách vô thức, bên trong bạn chỉ phát sinh một nhu cầu là muốn chăm chăm vào việc mua cổ phiếu.

Trạng thái này cũng giống như khi bạn có tiền trong ví, chỉ muốn chi tiêu: nào là nhậu, mua sắm, đi chơi với bạn bè…

Trong cả hai trường hợp này thì nên chuyển tiền sang một chỗ khác, mà rút tiền ra cũng phải có chút khó khăn khi bạn muốn rút tiền ra. Ví dụ như chuyển sang tài khoản tiết kiệm online. Mà gửi tiết kiệm online thì chỉ cần một cái vuốt tay trên điện thoại hay một cú click chuột trên bàn phím nó sẽ ngay lập tức trở về tiền ở tài khoản thanh toán.

Bạn thử nghĩ xem có cách nào hay hơn không? Thực tế thì có cực kỳ nhiều cách, bạn hãy suy nghĩ nhé.

Kể cả như khi giai đoạn hiện nay, cứ khi bạn có tiền, bạn lại cố bơm thêm tiền để trung bình giá xuống (giờ đang là tháng 7/2022). Kết quả là ngày càng thấy tài sản của mình hao hụt đi từng ngày.

Sự tương đồng giữa bảng cân đối kế toán doanh nghiệp và danh mục tài khoản chứng khoán của bạn

Như vậy khoản mục tài sản trên bảng cân đối kế toán doanh nghiệp có tiền, phải  thu, hàng tồn kho ở mục tài sản ngắn hạn; nó được sắp xếp theo thứ tự thanh khoản (mức độ chuyển đổi thành tiền) từ nhanh nhất rồi đến chậm nhất. Nó cũng là một chu trình điển hình của tiền- hàng- phải thu- tiền.

Còn tài khoản chứng khoán của cá nhân của bạn thì chỉ có tiền và hàng (cổ phiếu) và chỉ có quá trình chuyển từ hàng (cổ phiếu) thành tiền và ngược lại.

  • Như vậy: quản lý danh mục đầu tư đầu tiên chính là phân bổ tiền và cổ phiếu cho hợp lý (nội dung 1). Đây là mấu chốt.
  • Vấn đề tiếp theo là quản lý chi tiết hàng: từng mã cổ phiếu; đặc biệt là trong điều kiện thị trường thuận  lợi bạn phải chọn được cổ phiếu mạnh hơn so với chỉ số Vnindex. Đó là nội dung 2.
  • Nếu bạn dùng margin thì sẽ phát sinh 1 khoản nợ (hãy nhìn vào khoản mục Nợ trên bảng cân đối kế toán ở bên phải). Và bản chất của margin (hay còn gọi là giao dịch ký quỹ) chính là được công ty chứng khoán cho vay tiền bằng cách cầm cố bằng chính cổ phiếu hiện có. Đó là nội dung 3 khi bạn sử dụng tiền nợ theo hình thức margin.

Và tất nhiên: tiền của bạn thực tế  chỉ là tổng giá trị tất cả cổ phiếu hiện có trừ đi khoản vay maggrin. Trên bảng cân đối kế toán nó chính là nguồn vốn chủ sở hữu= tổng tài sản – Nợ phải trả.

Bạn thấy có nhiều điểm khá thú vị không? Bảng cân đối kế toán nhìn qua tưởng phức tạp hóa ra nó cũng rất gần giống với quản lý tài chính cá nhân, chính là tài khoản chứng khoán của bạn.

Bây giờ bạn hãy đặt mấy câu hỏi chính về quản trị danh mục đầu tư như sau:

  • Quản lý danh mục đầu tư sẽ hành xử như thế nào khi ở thị trường giai đoạnhiện nay (nếu bạn đang gồng lỗ dù ít hay nhiều hãy ghi vào nhật ký bài học cho mình)
  • Trong tương lai bạn rút kinh nghiệm như thế nào?
  • Bạn có biện pháp gì để quản lý tài sản cá nhân trong tương lai?
  • Phương pháp quản trị danh mục tài sản của bạn là gì? …

Sau đây là câu chuyện quản lý vốn trong giai đoạn vừa qua: bạn xem có mấy phần của mình trong đó không?

Năm 2020, đặc biệt là từ giai đoạn tháng 7 và 8 trở đi, bạn mua con nào đều lãi con đó. Bạn xuống tiền một ít.

Trong năm 2021 có vài cú sốc mạnh, nhưng đến cuối năm bạn vẫn có lãi bất kể mua mã nào. Bạn bơm tất tiền hiện có vào để mua, thậm chí dùng cả Margin.

Năm 2022 có những cú giảm sốc từ tháng 4. Giá nhiều mã cổ phiếu giảm mạnh. Mạnh hơn rất nhiều so với chỉ số Vnindex.

Tháng gần đây bạn thấy tài khoản sụt giảm từ 30 đếm 50%. Nếu bạn không bán sớm thì tài khoản lỗ. Nếu dùng Margin và tiếp tục gồng lỗ bạn mất gần hết tiền hiện có?

Nếu bạn vẫn giữ được tiền trong giai đoạn này bạn được xếp vào là số ít so với số đông. Chúc mừng bạn! Nếu có ý kiến gì hãy comment ở phần bình luận nhé.

Kết bạn với Khanh trên Facbook

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x