Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh: hướng dẫn chi tiết nhất dành cho nhà đầu tư chứng khoán

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh: hướng dẫn chi tiết nhất dành cho nhà đầu tư chứng khoán

Bạn đang gặp khó khăn khi đọc, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, rồi cao hơn nữa là cấp độ phân tích các số liệu trên báo cáo tài chính của cả một doanh nghiệp khi muốn tìm hiểu để đầu tư, thì bài viết này là dành cho bạn.

Khanh sẽ hướng dẫn bạn cách đọc và phân tích báo cáo lãi lỗ (báo cáo kết quả kinh doanh) của một công ty một cách đơn giản và hiệu quả nhất.

Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi lỗ) là gì?

Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) là một trong 3 báo cáo quan trọng của một doanh nghiệp.

Đó là: báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement), bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) và báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow).

Đây là cơ sở để các nhà đầu tư theo trường phái đầu tư cơ bản và đầu tư giá trị đưa ra các quyết định cho mình. Do đó, đọc báo cáo này là điều bắt buộc đối với các nhà đầu tư theo trường phái này.

phan-tich-bao-cao-ket-qua-kinh-doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh

Dịch từ tiếng Anh: Income Statement nên báo cáo này có thể có tên gọi khác là báo cáo thu nhập. Hoặc đôi khi gọi tắt là báo cáo lãi lỗ cho đơn giản. Nhưng tên gọi chuẩn và đầy đủ nhất vẫn là báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công thức xác định dễ hiểu nhất là:

Lợi nhuận = doanh thu – chi phí

Nhìn vào công thức này, bạn sẽ thấy điều sau đây:

Ba yếu tố quan trọng nhất của báo cáo kết quả kinh doanh.

Đầu tiên là doanh thu.

Doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Đây phải là hoạt động kinh doanh chính hay hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.

Nếu nói chuẩn hơn thì:

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ báo cáo, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản góp vốn của cổ đông hoặc của chủ sở hữu.

Nguồn: chuẩn mực kế toán

Nghĩa là: nếu trừ phần vốn góp ban đầu hoặc sau này được tăng bởi việc các cổ đông góp vào (làm tăng vốn chủ sở hữu tại lúc góp) thì bất cứ hoạt động nào sản xuất kinh doanh thông thường khác đều tạo ra doanh thu.

Tiếp theo là chi phí.

Chi phí là những khoản công ty phải bỏ ra gồm toàn bộ những hao phí: từ nguyên liệu, nhân công, đến từ việc các công cụ, máy móc thiết bị hao hụt đi trong sản xuất kinh doanh, cùng thời gian mà doanh thu được tạo ra.

Nếu nói chuẩn hơn thì:

Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong thời kỳ báo cáo dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

Nguồn: chuẩn mực kế toán

Quan trọng nhất vẫn là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận được xác định theo công thức Khanh đã nói ở trên. Là hiệu của doanh thu trừ đi chi phí!

Bạn bắt đầu nghe thấy có vẻ phức tạp hơn không? Hãy từ từ từng bước bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi đọc tiếp ở phần sau.

Thời gian được tính trong báo cáo kết quả kinh doanh?

Báo cáo thu nhập (BCKQKD) cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận (lợi nhuận) của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. 

Định kỳ, những người quan tâm, trong đó có giám đốc điều hành đều xem xét đánh giá kết quả của doanh nghiệp. Thời gian thường được hiểu là cho cả năm. Theo quy định thì bắt buộc khi hết năm tài chính, các doanh nghiệp đều phải nộp báo cáo tài chính, trong đó có báo cáo lãi lỗ.

Các khoảng thời gian khác có thể là hàng quý và nửa năm.

Lưu ý của Khanh: không giống như bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh được tính cho 1 thời kỳ, hay một khoảng thời gian: hàng tháng (ít người để ý đến khoảng thời gian này), hàng quý, hàng nửa năm và một năm. Giới chuyên môn hay dùng từ: “niên độ”, “giữa niên độ”, “năm tài chính”, “kỳ báo cáo”,”lũy kế”.

Bạn hãy cùng Khanh tiếp tục xem quy định này đối với các công ty trên sàn như thế nào?

Các công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX đều có báo cáo này hàng quý, hàng nửa năm và hàng năm.

Một chỉ tiêu quan trọng nằm trên báo cáo kết quả kinh doanh là EPS.

Xem thêm bài viết dễ đọc: EPS

Báo cáo kết quả kinh doanh có quan trọng đối với các nhà đầu tư không?

Đầu tiên bạn tiếp tục cùng Khanh xem ai quan tâm đến báo cáo này.

Ai là người quan tâm đến báo cáo kết quả kinh doanh.

Đầu tiên là nhà quản lý.

Báo cáo này giúp nhà quản lý (CEO) nắm được kết quả hoạt động (lãi/lỗ) trong kỳ báo cáo. Họ phải giám sát, quản lý các hoạt động hàng ngày để hướng tới kết quả cuối cùng là lợi nhuận.

Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên mà các ông chủ đưa ra yêu cầu các nhà quản lý phải đạt được.

Tiếp theo là các ông chủ.

Ông chủ mà đại diện là Hội đồng quản trị yêu cầu phải cung cấp báo cáo kết quả kinh doanh để đánh giá hoạt động của công ty. Bạn cũng là ông chủ nhỏ tí thì chả có lý do gì mà bạn- nhà đầu tư, cổ đông lại không đọc hiểu và quan tâm con số trên báo cáo này.

Những người cho vay.

Đây chính là các ngân hàng, các công ty tài chính. Cái nhìn đầu tiên của họ chính là báo cáo lãi lỗ của doanh nghiệp. Họ có cách nhìn riêng, thường là làm sao để thu hồi được vốn gốc và sau đó thu được lãi. Mục tiêu lợi nhuận của họ cũng quan trọng nhưng xếp hạng quan tâm sau tiêu chí thu hồi nợ gốc và lãi.

Các cơ quan quản lý nhà nước

Còn những đối tượng khác, đặc biệt là bên cơ quan thuế… Tuy nhiên họ có góc nhìn hơi khác với bạn.

Các đối tượng khác:

Có thể là khách hàng, nhà cung cấp. Hoặc thậm chí là nhân viên của công ty…

Như vậy: nhà đầu tư chính là đối tượng quan tâm nhiều nhất đến báo cáo kết quả kinh doanh.

Tiếp theo là các mốc thời gian về lập báo cáo bạn cần lưu ý.

Thời hạn lập báo cáo kết quả kinh doanh

Với các công ty niêm yết, bạn hoàn toàn có thể tìm được báo cáo kết quả kinh doanh được công bố hàng quý. 

Bạn cũng có thể đọc được báo cáo này hàng nửa năm và hàng năm. 

Báo cáo tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh có liên quan với nhau không?

Báo cáo kết quả kinh doanh chính là một trong 4 báo cáo trong bộ báo cáo tài chính. Nên thời hạn lập báo cáo kết quả kinh doanh chính là thời hạn lập báo cáo tài chính.

Xem thêm về: Báo cáo tài chính

Theo quy định, doanh nghiệp có trách nhiệm lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm và nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật. 

Báo cáo tài chính năm của công ty niêm yết phải được kiểm toán.

Đối với các doanh nghiệp lớn và công ty cổ phần niêm yết, báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cần được lập hàng quý để công bố thông tin minh bạch trên thị trường.

Báo cáo tài chính lập ở thời điểm giữa năm còn gọi là báo cáo tài chính giữa niên độ (hay bán niên) cũng được soát xét bởi công ty kiểm toán.

Lưu ý của Khanh:

Thời hạn công bố báo cáo tài chính của công ty niêm yết là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Nên bạn hoàn toàn có thể dựa vào căn cứ này để theo dõi sát sao doanh nghiệp đang trong tầm ngắm của bạn 

Xem thêm về Báo cáo tài chính được kiểm toán

Bạn cần làm gì để đọc và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh?

  • Thứ nhất: Bạn cần hiểu về cấu trúc của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Nội dung gồm 3 phần:

  1. Phần 1: Kết quả hoạt động kinh doanh cốt lõi.
  2. Phần 2: Kết quả hoạt động tài chính
  3. Phần 3: Kết quả các hoạt động khác.
  • Thứ hai: Nhà đầu tư cần hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của các chỉ tiêu trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh.
  • Thứ ba: So sánh, phân tích và đánh giá các chỉ số quan trọng trong báo cáo, đưa ra nhận định, quyết định và dự đoán xu hướng trong tương lai.

Để dễ nhận biết bạn nên nhìn qua mẫu của báo cáo kết quả kinh doanh.

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh

  • Mẫu báo cáo Báo cáo kế hoạch kinh doanh theo Thông tư 200 (Mẫu số B02-DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 22/12/2014)
mau-bao-cao-ket-qua-kinh-doanh
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo TT200

Sau đây là chi tiết từng khoản mục:

  • Nội dung các khoản mục và ý nghĩa của báo cáo kết quả kinh doanh
STTKhoản mụcMã sốNội dung
1Doanh thu bán hàng (BH) và doanh thu cung cấp dịch vụ01Nó phản ánh tổng thu nhập (DT) về bán hàng hóa, bán thành phẩm, thu nhập cung cấp dịch vụ và doanh thu khác từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.
2Giảm trừ DT02Phản ánh số tiền đã trừ từ doanh thu (bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) trong kỳ báo cáo.
3Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ10Phản ánh doanh thu bán hàng, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác sau khi trừ các khoản phát sinh giảm trừ trong kỳ báo cáo.
4Giá vốn hàng bán11Phản ánh tổng giá vốn hàng hóa, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán: gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công và chi phí chung khác đưa vào sản phẩm, dịch vụ  hoàn thành trong kỳ báo cáo.
5Lợi nhuận gộp bán hàng và dịch vụ20Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của các loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.
6Doanh thu hoạt động tài chính21Phản ánh thu nhập từ hoạt động tài chính được tạo ra trong kỳ báo cáo.
7Chi phí tài chính22Phản ánh tổng các khoản chi phí tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo: chủ yếu bao gồm tiền lãi vay và chênh lệch tỷ giá.
Chi phí lãi vay23Phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo.
8Chi phí bán hàng25Phản ánh tổng chi phí bán hàng trong kỳ báo cáo.
9Chi phí quản lý doanh nghiệp26Phản ánh tổng chi phí quản lý phát sinh trong kỳ báo cáo.
10Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh30Nó phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
11Thu nhập khác31Phản ánh các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
12Chi phí khác32Phản ánh chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
13Lợi nhuận khác40Nó phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
14Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế50Nó phản ánh tổng lợi nhuận kế toán thực hiện trong kỳ báo cáo trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
15Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành51Phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong kỳ báo cáo.
16Chi phí thuế thu nhập hoãn lại52Nó phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong kỳ báo cáo.
17Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp60Phản ánh tổng số lãi (hoặc lỗ) thuần sau thuế của các hoạt động (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong kỳ báo cáo.
18Thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phiếu70Phản ánh lãi cơ bản trên cổ phiếu và không bao gồm việc phát hành các công cụ trong tương lai có thể làm suy giảm giá trị của cổ phiếu.
19Thu nhập suy giảm trên mỗi cổ phiếu71Phản ánh lãi suy giảm trên cổ phiếu, có tính đến tác động của các công cụ có thể chuyển đổi thành cổ phiếu trong tương lai và làm suy giảm giá trị cổ phiếu.
(*chỉ áp dụng cho công ty cổ phần)

Đối với mỗi nhà đầu tư cần hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của các chỉ tiêu, để nắm bắt sơ bộ từng chỉ tiêu phản ánh thông tin gì trong kết quả hoạt động, nắm bắt thông tin một cách rõ ràng nhất.. 

Báo cáo kết quả kinh doanh tiếng Anh

ItemCode
12
1.Revenue from sales of merchandises and services rendered
2.Revenue deductions
3.Net revenue from sales of merchandises and services rendered

(10 = 01 – 02)
4.Costs of goods sold
5.Gross profit from sales of merchandises and services rendered

(20 = 10-11)
6.Revenue from financing activity
7.Financial expenses
 – Of which: Interest expense
8.Selling expenses
9.General administration expenses
10.Net profit from operating activity

{30=20 + (21-22) – (25+26)}
11.Other income
12.Other expenses
13.Other profit

(40 = 31 – 32)
14.Total accounting profit before tax

(50 = 30 + 40)
15.Current corporate income tax expense
16.Deferred corporate income tax expense
17.Profit after corporate income tax

(60 = 50 – 51 -52)
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh tiếng Anh

Và bây giờ, sau khi hiểu về báo cáo kết quả kinh doanh, bạn đến phần quan trọng nhất.

Cách đọc và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Sau đây là các bước đọc và đánh giá các số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh

Bước 1: Đọc thông tin chính trên báo cáo kết quả kinh doanh

Bạn hãy tập trung vào 3 nội dung chính: doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

Cụ thể:

Đầu tiên là lợi nhuận.

Khi đọc báo cáo kết quả kinh doanh do doanh nghiệp công bố, nhà đầu tư cần xem xét các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Đầu tiên là chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (mục số 60), trả lời ngay cho câu hỏi lãi/lỗ hiện tại của doanh nghiệp.

Sau đó vào Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (mục 51) để xem doanh nghiệp phát sinh bao nhiêu thuế trong kỳ..

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên thu nhập chịu thuế tính theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm. Thông qua chỉ tiêu này, nhà đầu tư sẽ nắm được nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước để thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Tiếp theo, chúng ta chuyển sang xem xét các chỉ tiêu doanh thu và chi phí để xác định lợi nhuận cho từng hoạt động.

Trong số đó, trọng tâm là doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh chính của công ty.

Bước 2: Đánh giá chỉ số (xác định kết quả kinh doanh và đánh giá sơ bộ)

Xem hình

Dựa vào ví dụ về báo cáo kết quả kinh doanh bên trên, nhà đầu tư có thể đọc và hiểu rằng kết quả kinh doanh được chia thành 3 phần, bao gồm:

+ kết quả hoạt động kinh doanh chính;

+ kết quả hoạt động tài chính;

+ kết quả hoạt động khác (hoạt động này còn gọi là bất thường).

Kết quả (lợi nhuận) từ hoạt động kinh doanh chính được xác định theo công thức tính sau:

Kết quả hoạt động (Lãi/Lỗ) = Doanh thu – Chi phí

Đọc kết quả kinh doanh từ các hoạt động khác

Đọc kết quả hoạt động kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp

Bước 3: Phân tích các số liệu và đọc báo cáo kết quả kinh doanh và bảng tổng hợp doanh thu, chi phí và các báo cáo khác.

Sau khi xác định số liệu kết quả hoạt động của từng hoạt động và tiến hành đánh giá sơ bộ ban đầu, nhà quản trị tiến hành phân tích sâu và chi tiết hơn về thu nhập, các loại chi phí hoạt động,… kết hợp với các báo cáo tổng kết; kết hợp với phân tích chỉ số hiệu quả (lập kế hoạch- thực hiện), Tỷ trọng chi phí trên doanh thu, biến động chi phí, doanh thu thay đổi theo thời gian (so với năm trước, kỳ hiện tại với kỳ trước)… Nhà quản lý sẽ nắm bắt được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định điều hành đúng đắn kịp thời.

Ngoài ra, bằng cách đọc và phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận cho từng hoạt động, nhà quản trị có thể dự báo doanh thu, chi phí và xu hướng biến động trong hoạt động kinh doanh. .

Sau đây là trường hợp cụ thể:

Báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk

bao-cao-ket-qua-kinh-doanh-vinamilk
Báo cáo kết quả kinh doanh VNM

Một số nhận xét về báo cáo kết quả kinh doanh

Chưa cần nhìn chỉ số: bạn thấy doanh thu năm 2022 thấp hơn một chút so với năm trước: 60 ngàn tỷ năm 2022 so với 61 ngàn tỷ năm 2021.

Giá vốn hàng bán năm 2022 là 36 ngàn tỷ tăng hơn con số 34 ngàn tỷ năm 2021.

Như vậy lợi nhuận kinh doanh sản xuất chính bị giảm một chút.

Xem thêm về hoạt động tài chính: năm nay 2022 hiệu quả kém hơn. Con số khoảng 400 tỷ. như vậy cũng gần xem lại chi tiết mua M&A gần đây nhất của VNM hiệu quả như thế nào?

Kết quả từ hoạt động kinh doanh khác năm nay gần như không có gì trong khi năm 2021 con số là 194 tỷ. Chà chà, nếu chưa rõ bạn cũng cần check lại khoản này.

Ít nhất là bạn cần có một cái nhìn thoáng qua nhanh như vậy

Tóm lại: bạn cần điểm lại những nội dung chính như sau:

Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

Kỳ báo cáo, thời gian báo cáo?

Các nội dung chủ chốt của báo cáo lãi lỗ

Cách đọc và phân tích cơ bản

Bài này cũng khá dài. Bạn đọc được đến đây là khá kiên nhẫn. Lưu ý: kiên nhẫn tìm hiểu là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của bạn.

Vào nhóm Zalo để cập nhật bài viết mới nhất

Liên hệ với Khanh qua Facebook

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x