Phân tích kỹ thuật chứng khoán là gì? Gợi ý về cách dùng để nắm bắt cơ hội đầu tư và giao dịch. Bạn hãy cùng Khanh tìm hiểu khá kỹ vấn đề tưởng như có vẻ rất nhàm chán này nhé!
Trước đây cứ nghe đến phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán là Khanh khá dị ứng. Có lẽ phần lớn những ai đã từng theo trường phái phân tích cơ bản trong nhiều năm cũng đều có cảm giác này.
Nếu bạn nhìn qua thì chả thấy có căn cứ gì cả. Chỉ nhìn vào các biểu đồ, ở đây chính các các nến Nhật được sắp xếp theo thứ tự hoặc các thanh bar với 2 ngạnh quay về 2 phía. Đôi khi có những đường kẻ. Có đường kẻ thủ công, có thể là thẳng hoặc cong. Đôi khi là những đường do máy vẽ.
Về mặt logic thì khi bạn chưa tìm hiểu một thứ gì đó kỹ càng thì bạn không thể phán xét qua cái nhìn cảm tính bề ngoài. Vậy:

Phân tích kỹ thuật chứng khoán là gì?
Đầu tiên bạn cần nắm rõ một khái niệm hoặc ít nhất một ý tưởng về nó.
Phân tích kỹ thuật là phương pháp bạn chỉ cần nhìn vào biểu đồ để dự đoán xu hướng hay đường đi của giá. Nếu bạn đoán đúng thì ngon rồi . Ít nhất đây cũng là một mục tiêu chính của phân tích kỹ thuật.
Những cảm giác ban đầu của tôi về phân tích kỹ thuật.
Tuy nhiên, lúc đầu có thể bạn khá dị ứng với những người thuần chỉ sử dụng phân tích kỹ thuật. Họ thường nói rằng: chỉ số Vnidex hay mã cổ phiếu này sẽ tăng, từ mức A đến mức B.
Nhưng rồi sau đó lại chua thêm 1 câu. Có khả năng xảy ra kịch bản khác: nếu không tăng thì nó có thể giảm. Giảm từ mức giá A xuống mức giá C. Thậm chí, trong một số trường hợp bạn cần chờ những dấu hiệu xuất hiện, lúc đó mới có căn cứ ra quyết định mua hoặc bán.
Bố khỉ! Cái kiểu nói nước đôi như thế thì ai chả nói được. Phân tích làm gì cho mệt.
Khanh cũng không ngoại lệ. Chính mình cũng suy nghĩ như vậy cho đến khi sau này mới có cái nhìn cởi mở hơn, sau khi mình đã tìm nhiểu sâu hơn và thực hành nhiều hơn về món này.
Chúng ta sẽ giải thích và kHnah sẽ chia sẻ quan điểm của mình ở những đoạn sau.
Như vậy: phân tích kỹ thuật được hiểu chuẩn nhất là gi?
“Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu biến động của thị trường, chủ yếu thông qua đồ thị nhằm dự đoán xu hướng giá trong tương lai” Theo John Murphy.
Và bây giờ bạn hãy đi vào các căn cứ chính của phân tích kỹ thuật. Đó là:
Các triết lý hay các tiền đề của phân tích kỹ thuật.
Phân tích kỹ thuật có 3 tiền đề cơ bản.
- Giá phản ánh tất cả hay thị trường phản ánh mọi thứ
- Giá có xu hướng vận động theo một hướng nhất định cho đến khi có sự đảo chiều.
- Lịch sử sẽ lặp lại
Nghe khá mông lung nhỉ!
Có thể nói nếu bạn bác bỏ 3 tiền đề này thì coi như không nên dùng phân tích kỹ thuật làm gì. Hãy bỏ nó đi cho nhẹ đầu.
Nhưng hãy bàn về điểm 1 đã.
Giá phản ánh tất cả!
Giá phản ánh mọi thứ hàm ý là tất cả những thông tin đã được phản ánh hết vào giá. Từ thông tin kinh tế, tin tức về chính chị, thậm chí những thiên tai….
Nghĩa là các thông tin về chính sách kinh tế: thông tin chính sách tiền tệ của Fed được công bố, chính sách đầu tư công của Việt Nam…
Các thông tin về lạm phát, tăng trưởng kinh tế, việc làm…
Các tin tức về chiến tranh: Nga đánh Ucaina… đã phản ánh hết vào chỉ số Vnindex rồi.
Nên bạn không cần quan tâm đến thông tin đó.
Và vì không quan tâm đến những thông tin này nên bạn không cần đi tìm nguyên nhân để giải thích tại sao giá tăng hay tại sao giá giảm.
Có vẻ cũng na ná như lý thuyết thị trường hiệu quả nhỉ. Một lý thuyết khá có tiếng và ảnh hưởng đến nền tảng của quản trị tài chính hiện đại.
Quan điểm của Khanh:
Nếu công nhận triết lý này thì bạn không cần quan tâm đến tin tức nữa.
Mà trong đầu tư chứng khoán thì điều này có vẻ khá phi lý.
Bạn luôn được bơm tin tức vào đầu từ truyền thông, thậm chí từ tin tài chính chính thống trên VTVT1 hàng ngày, hàng giờ.
Rồi tin tức từ các chuyên gia (cũng trên truyền thông chính thức). Từ các công ty chứng khoán môi giới.
Không chính thống hơn là từ các diễn đàn, hội nhóm…
Tất cả thông tin này đều đưa ra để dự báo giá tăng, hay giảm. Rồi chiến thuật đầu tư. Thậm chí nhiều người còn lạm dụng từ chiến lược đầu tư để nhận định cho mua bán hàng ngày (Chiến lược cần hiểu là giao dịch cỡ dài hạn tính bằng năm chứ).
Cá nhân Khanh trước đây hơn chục năm rất để ý những tin tức nêu trên với tần suất lớn: hàng ngày. Nhưng nhiều năm gần đây, đặc biệt từ năm 2019 thirng thoảng mới để ý đến tin tức. Khanh chỉ xem tin tức hàng tuần vào ngày nghỉ cuối tuần. Cũng là để xem qua những thông tin chính, có ảnh hưởng lớn. Đôi khi xem lại và kiểm chứng 1 số tác động của thông tin quan trọng.
Triết lý số 1 này cũng động chạm đến phân tích cơ bản Khanh sẽ nói ở phần sau.
Giá dịch chuyển theo 1 hướng nào đó. Và cho đến khi đảo chiều hoặc thay đổi xu hướng.
Nghĩa là giá cứ tăng, nhưng không thể tăng mãi. Giá giảm cũng không thể giảm mãi.
Nhưng thực tế nếu bạn quan sát đường đi của giá trên biểu đồ sẽ thấy:
Hãy quan sát hình sau đây:
Bạn sẽ nhìn thấy

Đâu phải giá cứ tăng theo một đường thẳng.
Trong 1 tuần có 3 phiên tăng thì xuất hiện 2 phiên giảm. Điều này là bình thường. Cực kỳ hiếm khi có cả 1 tuần ngày nào cugx tăng điểm liên tục, ngay kể cả thị trường dang có hướng tăng rất tốt và có nhiều tin tích cực.
Giá trong một xu hướng đang tăng nhưng lúc lên, lúc xuống theo hình zich zac. Những đoạn zích zắc được giải thích là xu hướng nhỏ hơn. Nghĩa là có xu hướng trong xu hướng. Xu hướng nhỏ sẽ nằm trong xu hướng lớn hơn.
Quan điểm của Khanh:
Bạn sẽ để ý thấy là đường đi của giá theo 3 xu hướng: tăng, giảm hoặc đi ngang.
Đi ngang còn gọi là không có xu hướng.
Bạn có thể bán khống khi giá giảm bằng cách giao dịch phái sinh các hợp đồng chỉ số VN30.
Nhưng theo quan điểm đầu tư cá nhân của Khanh thì mình sẽ chọn xu hướng tăng để giao dịch. Trong thời gian chờ đợi sẽ chọn lọc ra các mã cổ phiếu để quan sát nếu thị trường chưa vào pha tăng.
Dựa vào nguyên lý trên: thị trường sẽ không giảm mãi được và cũng không thể đi ngang mãi. Cái này bạn có thể kiểm chứng trên biểu đồ giá thay vì chỉ tin tưởng hoàn toàn vào nguyên lý nói trên. Sẽ đến lúc hình thành một xu hướng mới.
Khi tham gia vào giai đoạn tăng giá thì ít nhất mình phải trả lời được câu hỏi đã vào giai đoạn này chưa? Tham gia đoạn đầu tăng giá hay lúc đó là giai đoạn tăng sau rồi. Giai đoạn sau thì ai cũng nhìn thấy và cơ hội có lợi nhuận sẽ ít đi.
Xem thêm bài viết: Lọc cổ phiếu.
Lịch sử sẽ được lặp lại.
Nghĩa la cái gì đã trong quá khứ thì sẽ lặp lại như vậy trong tương lai. Đó chính là cơ sở để dự đoán.
Như thế thì có vẻ quá dễ dàng. Cứ ộp quá khứ vào là xong.
Nếu bạn nhìn biểu đồ bạn sẽ thấy không có gì lặp lại 100% cả. Nhưng khi để ý sẽ thấy có những đoạn lặp lại. Khái niệm này còn được biết đến với tính chu kỳ.
Xem thêm bài về: chu kỳ cổ phiếu.
Điều này có thể lý giải sơ bộ là con người có những thói quen được lặp đi lặp lại. Cũng do ảnh hưởng của tâm lý. Tâm lý cũng có chu kỳ. Bạn để ý cá nhân mình có lúc vui, lúc buồn, rồi có lúc chả ra sao cả. Nó cứ lâu lâu lại lặp lại 1 lần.
Bạn có thể chứng kiến có các chu kỳ về khủng hoảng kinh tế. Thậm chí trong ngành mà bạn đang làm.
Và bây giờ là lúc bàn tiếp về phân tích kỹ thuật.
Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản có gì khác nhau?
Quay trở lại tiền đề 1: giá phản ánh tất cả hay thị trường phản ánh mọi thứ.
Bàn về phân tích nguyên nhân.
Như Khanh đã nói ở trên: phân tích kỹ thuật sẽ không dựa vào nguyên nhân. Mà phân tích cơ bản sẽ dựa vào nguyên nhân để đánh giá một cổ phiếu nào có tiềm năng hay không? Rõ là mâu thuẫn nhau còn gì nữa.
Phân tích cơ bản sẽ tìm nguyên nhân: từ đó suy ra kết quả. Dựa vào các nguyên nhân về yếu tố thuần kinh tế (yếu tố tiền) thì có thể có ích trong dài hạn. Nhưng trong ngắn hạn thì không thể dự đoán được.
Phân tích cơ bản sẽ tìm các nguyên nhân, nhưng quá nhiều nguyên nhân nên nếu bạn là tay chuyên nghiệp bạn mới chọn được những yếu tố chính, nguyên nhân chính tác động ảnh hưởng đến giá chứng khoán.
Nhưng có một yếu tố quan trọng phân tích cơ bản không đề cập đến: chính là yếu tố tâm lý. Yếu tố này càng ngày tác động càng mạnh đến chứng khoán.
Không chỉ trong lĩnh lực đầu tư mà bạn có thể để ý ngay đến vấn đề tiêu dùng. Khi bạn thích một mặt hàng nào đó bạn có thể trả giá cao, thậm chí rất cao hơn “giá trị thực”. Cổ phiếu cũng có thể được trả giá như vậy. Đây chính là yếu tố tâm lý!
Về mặt phương pháp.
Cách tiếp cận 2 phương pháp này hoàn toàn khác nhau:
Phân tích cơ bản dựa vào nguyên nhân: lối phân tích suy luận diễn dịch chủ yếu dựa các yếu tố kinh tế tác động đến giá. Điểm yếu là không đánh giá được hết các nguyên nhân, mức độ tác động và không giải thích được biến động ngắn hạn.
Phân tích kỹ thuật phân tích dựa vào các quy luật mà không cần nhìn vào nguyên nhân, chỉ nhìn vào kết quả là đường đi của giá. Đây là kiểu phân tích quy nạp, dựa trên số lớn. Mà quy luật số lớn sẽ đưa ra 1 xác suất đúng cao nếu bạn giao dịch và đầu tư theo quy luật.
Về mặt thực chiến:
Phân tích cơ bản cực kỳ vất vả. Như Khanh thì mình phải chọn mã tốt để chuẩn bị chứ đợi đến khi có cơ hội thì sẽ phản ứng chậm và mất thời gian. Số lượng mã cổ phiếu phân tích sẽ được ít. Khả năng phân tích của cá nhân cũng bị giới hạn.
Phân tích kỹ thuật nếu kỹ năng thành thục bạn có thể có cái nhìn rất nhanh. Nắm bắt cơ hội tốt hơn.
Cá nhân mình kết hợp cả 2.
Phân tích kỹ thuật Vnindex.
Đây là cách bạn nhìn toàn cảnh thị trường.

Bạn sẽ có cái nhìn tổng thể trước. Sau đó mới đến từng cổ phiếu riêng lẻ.
Ít nhất thì phân tích kỹ thuật có hiệu lực khá tốt khi phân tích toàn bộ thị trường.
Nguồn tham khảo: Wikipedia
Các câu hỏi thường gặp về phân tích kỹ thuật trong chứng khoán:
1. Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích thị trường tài chính dựa trên việc sử dụng dữ liệu giá và khối lượng giao dịch lịch sử để dự đoán xu hướng giá trong tương lai.
2. Phân tích kỹ thuật có phải là dự đoán chính xác tương lai của giá cả không?
Không, phân tích kỹ thuật chỉ cung cấp các dự đoán dựa trên khả năng và xu hướng. Điều này không đảm bảo sự chính xác 100%.
3. Làm thế nào để bắt đầu phân tích kỹ thuật?
Bắt đầu phân tích kỹ thuật bằng cách học và hiểu các khái niệm và cũng như triết lý của nó. Sau đó bắt đầu đến các công cụ.
4. Phân tích kỹ thuật có áp dụng được cho tất cả các loại tài sản tài chính không?
Phân tích kỹ thuật có thể được áp dụng cho nhiều loại tài sản tài chính khác nhau, bao gồm cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ và trái phiếu. Tuy nhiên, các cách tiếp cận và công cụ phân tích có thể khác nhau tùy thuộc vào loại tài sản cụ thể.
5. Phân tích kỹ thuật có thể áp dụng cho cả ngắn hạn và dài hạn không?
Hoàn toàn có thể