Chu kỳ cổ phiếu. Cách nhận biết và thực hành.

Chu kỳ cổ phiếu. Cách nhận biết và thực hành.

Khanh đã có bài viết về quản trị vốn theo chu kỳ. Đó là cái nhìn tổng thể về thị trường, mà cụ thể là bạn hãy nhìn thẳng vào chỉ số Vnindex. Vậy chu kỳ cổ phiếu có không?

Nói đến chu kỳ là bạn sẽ xem xét về khía cạnh về thời gian, còn chỉ số là thể hiện của khía cạnh của giá. Bạn hãy tưởng tượng, chu kỳ giống như con lắc. Con lắc này chạy theo hình sin, dao động quanh một trục ngang (hay một trục chênh chếch cũng được). Đó là những dao động quay quanh một trục.

Hoặc có thể có một cách nhìn khác: một chu kỳ sẽ bao gồm 2 pha: pha lên và pha xuống. Hai pha này hợp lại thành một chu kỳ.

chu-ky-co-phieu
Chu kỳ cổ phiếu là gì?

Chu kỳ của cả thị trường như thế nào? Ứng dụng trong giao dịch thực tế.

Nếu nhìn tổng thể, thị trường cổ phiếu sẽ luôn tăng trong dài hạn. Lý do đơn giản là chỉ số Vnindex sẽ tăng cùng với sự phát triển của các công ty cổ phần. Vnindex được tính trung bình của tất cả các cổ phiếu trền sàn HOSE. Và chỉ những cổ phiếu đủ điều kiện mới được niêm yết ở đây (so với sàn HNX và UPCOM). Tổng trị giá giao dịch cũng chiếm tỷ trọng tuyệt đối so  với toàn thị trường cổ phiếu. Những cổ phiếu sau một thời gian không đáp ứng tiêu chí sẽ chuyển sang các sàn còn lại hoặc hủy niêm yết.

Cổ phiếu sẽ luôn tăng giá trong dài hạn. Vì công ty sẽ luôn luôn tăng trưởng lợi nhuận theo thời gian. Cổ phiếu không đủ tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi rổ chỉ số như Khanh đã nói ở trên.

Chỉ số Vnindex sàn HOSE vẫn là cái nhìn thổng thể, có thể đại diện cho thị trường, chứ HNX hay UPCOM  không thể thay thế được.

Như vậy có thể nói trong dài hạn sẽ là 1 xu hướng lên. Và chỉ số lên rồi lại xuống quanh trục tăng trưởng dài hạn. Mỗi lần lên xong xuống, rồi lại lên sẽ là một chu kỳ mới.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn và trung hạn có thể có những cú sốc lớn. Nên khi đầu tư dài hạn bạn cũng cực kỳ cân nhắc và đọc lài hai bài mà Khanh đã viết.

  1. Quản trị vốn theo chu kỳ
  2. Sai lầm chết người của nhà đầu tư dài hạn

Còn chu kỳ cổ phiếu thì sao? Ứng dụng chu kỳ trong giao dịch như thế nào?

Chu kỳ của một cổ phiếu riêng lẻ bao gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tích lũy

Thời gian tích lũy có thể từ vài tháng đến hàng năm. Trong giai đoạn này, giá cổ phiếu thường đi ngang. Nó thường diễn ra sau đợt sụt giảm mạnh ở giai đoạn 4 Khanh sẽ nói ở phần sau.

Giao dịch trong giai đoạn này là thử thách lớn với tâm lý cá nhân. Nhưng bạn cũng cần phải trải nghiệm nó để kiểm chứng thử thách về mặt tâm lý. Và lưu ý khối lượng mua bán phải phù hợp.

Giai đoạn 2: Tăng giá

Giá cổ phiếu có xu hướng tăng rõ ràng. Bạn quan sát sẽ thấy những đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước (Bạn hãy bật khung thời gian biểu đồ thấp hơn khung đang quan sát mới nhận biết được điều này).

Về khối lượng: những lúc giá tăng khối lượng sẽ lớn và những lúc điều chỉnh khối lượng sẽ nhỏ hơn.

Giai đoạn 3: Phân phối

Ở giai đoạn này bạn đã nhìn thấy đỉnh được hình thành. Sau đó có thể không xuất hiện đỉnh cao hơn. Giá cổ phiếu bắt đầu biến động thất thường, có thể tăng hoặc giảm mạnh đột ngột trong vài ngày với khối lượng lớn.

Giai đoạn 4: Giảm giá

Bạn sẽ thấy một số đặc điểm ngược lại với giai đoạn 2. Tuy nhiên lưu ý là pha xuống thường nhanh và mạnh, ngược lại so với pha tăng giá.

Câu hỏi lớn đặt ra khi xem xét chu kỳ của một cổ phiếu là:

  • Mình sẽ tham gia vào giai đoạn tăng giá thì có những dấu hiệu gì?
  • Pha tăng giá cổ phiếu liệu có cùng với pha tăng của cả thị trường hay không?
  • Các cổ phiếu đầu ngành dao động như thế nào?
  • Khoảng thời gian xem xét chu kỳ của cổ phiếu đang quan sát (ngắn, trung hay dài hạn…)
  • Bạn có thấy tâm lý của mình thể hiện đâu đó trong các giai đoạn của một chu kỳ cổ phiếu.

Sau đây là mấy gợi ý bạn có thể tìm hiểu và thực hành phân tích chu kỳ của một cổ phiếu mình đang theo dõi:

Bước 1: xem thị trường chung có ủng hộ không, VNindex đang ở chu kỳ nào- pha tăng hay giảm trong trung hạn?

Bước 2: Chọn các mã đầu ngành dựa vào phân tích kỹ thuật. Đang ở pha tăng hay giảm, xét trong trung hạn?

Bước 3: Xem xét cụ thể chu kỳ của cổ phiếu:

  • Vận dụng các chỉ báo SMA với các thông số khác nhau: 10, 10, 50, 200 ngày
    Hoặc chỉ dùng MA10 các khung thời gian  D (ngày), W (tuần), M (tháng)
    Hoặc có thể vẽ các đường xu hướng Trend Line và kênh xu hướng
    Quan sát vị trí giá so với các đường nói trên
  • Kết hợp chỉ báo MACD để củng cố quan sát các chu kỳ
  • Quan sát diễn biến giá trong quá khứ

Bước 4: Kết hợp với các phân tích cơ bản và tìm hiểu sâu về cổ phiếu bạn đang theo dõi

Xem thêm: chuỗi bài về phân tích kỹ thuật

Nếu có ý kiến gì cần trao đổi hãy để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ với Khanh qua Facebook nhé!

Give a Comment