Chỉ số P/B liên quan chặt chẽ đến khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. Nó có thể dùng riêng rẽ hoặc kết hợp, đặc biệt trong một số trường hợp chỉ số P/E bị vô hiệu hóa (Ví dụ như EPS là số âm chẳng hạn).
Nó có thể là chỉ dẫn hữu ích khi đánh giá dùng chỉ số này áp dụng xác định mức tăng trưởng nguồn vốn chủ sở hữu theo phương pháp đầu tư theo giá trị hiện đại- những phiên bản sau của W.Buffet; hoặc thậm chí là tiêu chí để lọc các cổ phiếu tăng trưởng theo trường phái đầu tư theo đà tăng trưởng …
Bạn hãy quay trở lại bảng cân đối kế toán tổng thể (bài viết ở đây) để hiểu rõ mục “nguồn vốn chủ sở hữu là gì”?
Bạn thấy nguồn vốn chủ sở hữu gồm:
- Vốn góp (hay vốn cổ phần)
- Thặng dư vốn cổ phần
- Lợi nhuận chưa phân phối
- Quỹ đầu tư phát triển….
Bạn hãy quan sát bảng sau:

Nhìn vào thấy quá phức tạp. Bạn hãy hình dung như sau:
- Doanh nghiệp mới thành lập sẽ phải vốn góp ban đầu chính là mục (1) vốn cổ phần
- Sau quá trình kinh doanh có thể có lãi hoặc lỗ. Khoản lãi lỗ này được tích lũy cộng dồn lại, bù trừ nhau sau từng chu kỳ kinh doạnh. Đó chính là lợi nhuận chưa phân phối (2).
Như vậy chỉ có (1) vốn góp ban đầu và (2) Lợi nhuận được tích lũy đến thời điểm của báo cáo.
Hai mấu chốt:
Và gốc của nó sẽ là lợi nhuận tích lũy + vốn góp lúc đầu = giá trị ghi sổ.
Lấy giá trị này chia cho số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ ra giá trị ghi sổ (book value) trên một cổ phiếu. Ký hiệu B.
Chỉ số P/B là gì?
P/B là từ viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là chỉ số dùng để so sánh giá của một cố phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó.
Hoặc có thể tính chuẩn hơn theo công thức:
Giá trị ghi sổ trên 1 cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ) / Số lượng cổ phiếu lưu hành
Nên bạn có thể hiểu giá trị sổ sách (book value) hay B: đơn giản là giá trị của khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu ghi trên sổ đến thời điểm bạn đang xem báo cáo của một cổ phiếu (bằng cách chia cho số lượng . Một công ty làm ăn có lãi thì giá trị này càng ngày càng tăng lên do lợi nhuận để lại tăng lên.
Nguồn tham khảo: Wikipedia
Nếu một công ty chia lãi bằng tiền, nghĩa là dòng tiền chạy ra khỏi công ty, lợi nhuận để lại sẽ bị trừ đi một lượng tiền tương ứng.
Và nhìn bề ngoài, ít nhất là giá càng gần bằng giá sổ sách bạn càng mua cổ phiếu có vẻ rẻ hơn. Đây cũng là một tiêu chí để đánh giá và lọc cổ phiếu.
Diễn biến trong thực tế của chỉ số P/B như thế nào?
Nó sẽ phức tạp hơn một chút: bạn hãy xem phần lợi nhuận chưa phân phối. Nó thường là được trích ra để ra ra các quỹ: quỹ đầu tư phát triển, được thực hiện theo nội dung các nghị quyết đại hội đồng cổ đông.
Quỹ này nó chỉ là giảm lợi nhuận chưa phân phối và tăng vào quỹ đầu tư phát triển một số tiền như nhau. Bản chất kế toán vẫn chỉ là 1 bút toán điều chỉnh:giảm lợi nhuận chưa phân phối và tăng quỹ đầu tư, và vẫn thuộc mục “nguồn vốn chủ sở hữu” trên bảng cân đối kế toán.
Các game liên quan đến chỉ số P/B
Trong giao dịch chứng khoán người ta nay nói cổ phiếu này có game, đặc biệt trong giai đoạn thị trường sốt nóng. Để tư đó bơm tin ra truyền thông để đánh lên cổ phiếu. Nhiều trường hợp gắn với trường hợp tăng vốn cổ phần.
Chương trình chia cổ tức bằng nguồn các quỹ: như từ quỹ đầu tư phát triển. Phát hành từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối cũng là cách để tăng thêm lượng cổ phiếu phát hành. Và bản chất 2 cái này là như nhau. Nó dịch chuyển từ mục “lợi nhuận sau thế chưa phân phối” hay “các quỹ” sang phần “vốn góp của chủ sở hữu”. Giá trị công ty thì vẫn thế, vốn chủ sỡ hữu không thay đổi và chỉ có duy nhất là số lượng cổ phiếu được phát hành tăng lên.
Đó là lý do công thức tính điều chỉnh giá cổ phiếu tại ngày không hưởng quyền vẫn đảm bảo: Tổng giá trị thị trường sẽ không thay đổi tại ngày chốt quyền: số lượng cổ phiếu tăng lên dẫn đến giá tham chiếu giảm đi tương ứng. Đây còn gọi là hiện tượng pha loãng cỏ phiếu.
Một game nữa mà “nhà cái” hay Big Boy cũng hay dùng chính là việc phát hành thêm cổ phiếu. Nó có thể phát hành riêng lẻ hoặc ra công chúng. Nếu giá phát hành cho nhà đầu tư mà hơn mệnh giá 10.000 thì phần vượt gọi là thặng dư vốn cổ phần.

Vì thế còn có game nữa là phát hành cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn vốn phần.
Lưu ý: game là một phần của giao dịch nhưng bạn cũng đừng quá nặng nề phụ thuộc vào nó, thường chỉ có tác dụng (hoặc phản tác dụng) trong ngắn hạn!
Trên đây là những nội dung cơ bản về chỉ số P/B, mối liên quan mật thiết với nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán, các game làm giá khi thị trường tăng nóng liên quan đến P/B. Nếu bạn có ý kiến hãy để lại bình luận hoặc trao đổi với Khanh qua Facebook nhé!