Chính sách tiền tệ: cách vận dụng của nhà đầu tư cá nhân như thế nào tốt nhất?

Chính sách tiền tệ: cách vận dụng của nhà đầu tư cá nhân như thế nào tốt nhất?

Năm 2020 bạn đã chứng kiến Covit và đã thấy chính sách tiền tệ dễ dãi. Cuối năm 2022 chính sách tiền tệ có vẻ căng thẳng. Lãi suất liên tục tăng. Vậy mức độ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào, cách ứng xử của bạn với tư cách là một nhà đầu tư cá nhân ra sao. Hãy cùng Khanh bắt đầu nhé!

Đầu tiên, ta cần hiểu chính sách tiền tệ là gì đã?

Nếu bạn đã học đại học, nếu học chuyên ngành kinh tế thì chính sách tiền tệ bạn đã được họ trong bộ môn kinh tế vĩ mô. Đây là một chính sách mà ngân hàng Nhà nước dùng để điều tiết tiền tệ, bằng cách dùng các công cụ của mình để tác động đến cung tiền với mục tiêu ổn định tiền tệ, phục vụ tăng trưởng cho nền kinh tế.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Bạn từng nghe đến bộ 3 bất khả thi chưa? Đó là 3 mục tiêu mà kinh tế vĩ mô hướng đến. Nhà nước phải giải quyết các vấn đề này như là việc bạn giải quyết các công việc cơm áo, gạo tiền hàng ngày, hàng tháng.

3 mục tiêu đó là: tăng trưởng, thất nghiệp và lạm phát.

Tăng trưởng kinh tế:

Chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khóa là bộ đôi song hành được Chính phủ dùng để tác động: hỗ trợ hoặc kiềm chế tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ do Ngân hàng nhà nước vận hành.

Ở Việt Nam cũng có cái hay là Ngân hàng Nhà nước lại thuộc Chính phủ quản lý.

Ở nước ngoài như Mỹ thì mô hình khác chút, từ hay dùng là “Ngân hàng trung ương” có tính độc lập so với Chính phủ. Đó chính là FED: tên viết tắt của Cục dự trữ liên bang Mỹ.

Ví dụ: năm 2020 covit xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế: do khoanh vùng, hạn chế thông thương, giãn cách xã hội. Chính sách tiền tệ hướng tới việc giảm lãi suất để hỗ trợ chi phí tài chính cho các doanh nghiệp bớt khó khăn.

Thất nghiệp:

Chính sách tiền tệ cũng hướng tới tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thị trường lao động. Mục tiêu này có vẻ song hành cùng với mục tiêu tăng trưởng hơn. Không có việc làm gây tác động tiêu cực về xã hội hơn và là mục tiêu Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ. Các cụ nhà ta vẫn nói: nhàn cư vi bất thiện mà!

Lạm phát:

Đây mới là mục tiêu chính của chính sách tiền tệ. Làm sao để kiềm chế được lạm phát, ổn định được giá trị đồng nội tệ VND, các chính sách về tỷ giá…

Lạm phát là từ hay xuất hiện trên truyền thông, cũng như trong học thuật. Nhưng mục tiêu chính ở đây cần hiểu đúng là sự ổn định của giá trị đồng Việt Nam.

Hai biến số cần điều khiển ở đây là : lãi suất và tỷ giá.

Dường như 3 mục tiêu này khó có thể thực hiệnđồng thời cùng 1 lúc. VD: muốn tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp thì phải bơm tiền nhiều ra nền kinh tế nhằm làm giảm lãi suất để hỗ trợ cho kinhdoanh. Nhưng bơm tiền nhiều ra nền kinh tế lại đẩy mức lạm phát lên cao.

Lý do gọi là “bộ 3 bất khả thi” là vì thế.

chinh-sach-tien-te
Chính sách tiền tệ

Các công cụ của chính sách tiền tệ

Thực ra ngân hàng nhà nước  Việt Nam (ở nước ngoài người ta dùng từ ngân hàng Trung ương) thường dùng các công cụ để tác động đến các ngân hàng thương mại. Đây là các công cụ kinh tế. Đôi khi ngân hàng nhà nước còn dùng các công cụ hay biện pháp hành chính để ép buộc nữa.

3 công cụ của chính sách tiền tệ: dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu (tái cấp vốn).

Tiếp theo là chu trình bơm hút tiền hay sự tác động của chính sách tiền tệ?

Nghiệp vụ thị trường mở (OMO)

Đây là cách mà ngân hàng Nhà nước bơm tiền ra nền kinh tế, hoặc hút tiền về bằng việc mua bán các trái phiếu, các giấy tờ có giá khác với các ngân hàng thương mại..

Xem thêm trên Wiki pedia

Bơm tiền hay còn gọi là tạo/ bơm thanh khoản ra thị trường.

Các thứ được dùng để mua bán thường là:

  • Trái phiếu chính phủ
  • Tín phiếu ngân hàng

Khi mua trái phiếu chính phủ từ các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước đã cấp một khoản tiền cho ngân hàng thương mại. Khoản tiền này qua cho quá trình cho vay, rồi gửi lại tiền vào hệ thống ngân hàng, rồi tiếp tục cho vay ra cung cấp lượng thanh khoản lớn hơn nhiều lần so với số tiền ban đầu.

Tương tự như vậy, việc bán ra trái phiếu chính phủ cho các ngân hàng thương mại sẽ là cách ngân hàng nhà nước rút tiền về.

Bạn hãy lưu ý một điểm quan trọng. Giá mua bán các loại giấy tờ này liên quan chặt chẽ đến biến số lãi suất.

Tiếp đến là dự trữ bắt buộc

Đây là quy định của ngân hàng nhà nước bắt buộc ngân hàng thương mại như Vietcombank phải giữ lại một tỷ lệ nhất định của khoản tiền gửi khách hàng để gửi tại ngân hàng nhà nước.

Rõ ràng với quy định này, muốn giảm cung tiền Ngân hàng nhà nước chỉ cần yêu cầu tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Tuy nhiên công cụ này không linh hoạt và mang tính thị trường như nghiệp vụ thị trường mở (OMO).

Và nghiệp vụ tái cấp vốn

Nghiệp vụ này hồi tôi còn đi học các thầy hay nói vui rằng: đây là khoản cho vay hay ngân hàng nhà nước là người cho vay cuối cùng khi ngân hàng thương mại không thể vay tiền ở đâu được nữa.

Thường nghiệp vụ này giải quyết vấn đề thanh khoản khẩn cấp cho các ngân hàng thương mại.

Tái cấp vốn chính là việc ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay tiền bằng cách cầm cố các giấy tờ có giá hoặc chiết khấu chúng.

Rõ ràng, khi ngân hàng nhà nước tái cấp vốn ra nghĩa là bơm tiền cho các ngân hàng thương mại từ đó làm tăng cung tiền.

Các nghiệp vụ khác chính là điều hành lãi suất cơ bản và chính sách tỷ giá hối đoái.

Chính sách tiền tệ nới lỏng hay chính sách tiền tệ mở rộng là gì?

Thực hiện chính sách này, ngân hàng nhà nước sẽ làm tăng cung tiền, từ đó hạ lãi suất để giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp và kích thích nhu cầu vay của cá nhân. Do đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm.

Có thể ngân hàng nhà nước dùng công cụ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại. Từ đó cung tiền sẽ tăng lên, làm giảm lãi suất trên thị trường.

Bạn có thể quay lại thời điểm Covit xảy ra cuối năm 2019, đầu năm 2020. Đó là lúc chính sách tiền tệ nới lỏng được thực hiện. Ngân hàng nhà nước dùng công cụ là nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết tiền linh hoạt.

Bên cạnh đó dùng biện pháp hành chính là cho phép giãn nợ và cơ cấu lại nợ và gia hạn nợ. Thực ra quy định này liên quan đến việc trích lập những khoản nợ xấu. Nếu không cho phép điều này, nợ xấu tăng khủng khiếp và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng lỗ nghiêm trọng. Rồi hàng loạt vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn cho vay cho các doanh nghiệp. Quá hạn hay gia hạn rồi thì cực kỳ khó vay!

Năm 2020 là năm tôi vẫn làm ở doanh nghiệp và trực tiếp chứng kiến việc lãi suất được giảm và chính sách gia hạn và cơ cấu lại nợ chưa bao giờ được Ngân hàng nhà nước dễ dãi tạo điều kiện đến thế!

Chính sách tiền tệ thắt chặt hay chính sách tiền tệ thu hẹp.

Ngược lại với chính sách nới lỏng sẽ là chính sách thắt chặt tiền tệ.

Các công cụ nói trên được ngân hàng nhà nước sử dụng: ví dụ như tăng lãi suất tái cấp vốn, tăng dự trữ bắt buộc hay hút tiền về qua nghiệp vụ thị trường mở sẽ làm giảm cung tiền. Đây là việc hút tiền về hay thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.

Như vậy chính sách tiền tệ là cách mà ngân hàng nhà nước can thiệp và điều tiết thị trường tiền tệ, từ đó gây tác động đến mục tiêu: tăng trưởng, lạm phát, việc làm.

Chính sách tiền tệ tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán?

Khanh đã nói khá nhiều ở trên rồi. Bạn chỉ cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Thứ nhất: cái nhìn chung về chính sách tiền tệ:

Khi chính sách tiền tệ nới lỏng hay mở rộng, lượng tiền bơm ra nhiều. Một phần tiền sẽ đi vào thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu sẽ tăng.

Ngược lại, khi chính sách tiền tệ thắt chặt hay thu hẹp lại. Giá cổ phiếu sẽ giảm.

Để quan sát chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước không quá khó.

Chính sách này có thể duy trì trong nhiều tháng.

Bạn chỉ cần để ý trên truyền thông là được. Và xem đây là giai đoạn mở rộng hay thắt chặt.

Thứ hai, bạn để ý thêm các chỉ số sau đây:

  • Tốc độ tăng trưởng tín dụng.
  • So với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  • Tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động.

Có gì đột biến hay bất thường không?

Ví dụ như năm 2022 tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ huy động. Nghĩa là tiền gửi vào cũng tăng nhưng lại chậm hơn mức độ cho vay ra.

Và trong năm bạn thấy sự kiện trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.

Có vẻ như lúc này bạn mới biết, tiền cho vay ra, sau những đường đi lòng vòng nó lại đổ khá lớn vào bất động sản!

Thứ ba: để quan sát chi tiết hơn, bạn sẽ cần quan sát yếu tố lãi suất.

Bạn sẽ thấy lãi suất vay khó có thể theo dõi được.

Nhưng lãi suất tiền gửi thì có.

Như kinh nghiệp của Khanh, bạn có thể theo dõi lãi suất tiền gửi sát sao bằng cách mình gửi tiền vào các ứng dụng (app) của ngân hàng, của các app tài chính khác: như ví điện tử MOMO, VIETEL MONEY, ZALOPAY… thậm chí trên các app rủi ro cao hơn như Fihay, Infina, Topi… Hiện Khanh đang theo dõi sát sao sự biến động lãi suất của tiền gửi tiết kiệm 6 tháng bằng cách cứ mỗi tháng mình gửi 1 khoản tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng đều đặn.

Khanh đã có một seri bài về chủ đề này rồi.

Xem thêm: các ứng dụng tài chính cá nhân

Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay như thế nào. Cách hành xử của bạn?

Theo quan điểm cá nhân Khanh như sau:

Cuối năm 2022 và đầu năm 2023 tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp lại sau một thời kỳ dài dòng tiền dễ dãi. Năm 2023 sẽ khó khăn hơn.

Lãi suất vẫn cao: lãi suất tiền gửi 6 tháng vẫn duy trì hơn 9%/ năm tại 1 số ngân hàng tầm trung. Nếu trong tháng 2 và tháng 3 này không tăng nữa, mà giảm xuống là tín hiệu khá tốt cho thị trường cổ phiếu.

Cơ hội cổ phiếu đã bắt đầu rõ ràng hơn.

Tuy nhiên năm nay không thể như năm 2021 được.

Phân tích chính sách tiền tệ thuộc dòng phân tích cơ bản.

Bạn có thể xem lại các bài về phân tích cơ bản để vận dụng tốt hơn.

Bạn cũng có thể quan sát biến số lãi suất dựa vào biểu đồ thuần túy hoặc biểu đồ phân tích kỹ thuật.

Bạn có ý kiến gì hãy để lại bình luận dưới bài viết hoặc trao đổi với Khanh qua facebook nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x