Việc đầu tiên bạn cảm thấy khoai nhất chính là lựa chọn 3 chữ cái thần thánh. Ba chữ cái có đem lại cho bạn may mắn hay không đang chờ quyết định của bạn.
Ba chữ cái đó là chính mã cổ phiếu.
Vậy cách chọn mã cổ phiếu như thế nào dễ nhất?
Thường những người mới, kể cả những người cũ có 1 thói quen. Bạn mở một tài khoản chứng khoán để mua bán, như kiểu bạn mở tài khoản tại ngân hàng. Một thằng thì giữ tiền, còn một thằng thì giữ chứng khoán cho bạn. Bạn nhờ luôn nhân viên tư vấn, xem mua mã gì, con gì.
Cách đầu tiên là nhờ nhân viên môi giới.
Nhưng bạn đã nhầm. Đây chưa bao giờ là cách tốt nhất.
Nếu bạn chưa trải nghiệm hoặc đã thử rồi thì thấy na ná như sau:
Đầu tiên họ add bạn vào room. Zalo hay lelegram, hay một công cụ nào đó có thể kết nối online.
Sau đó họ đưa cho bạn một rổ (danh sách) mã cổ phiếu để bạn lựa chọn.
Tiếp theo là hô xúc, múc.
Sau đó thì bán bán; rồi lại múc, xúc.
Mục tiêu là 3 chữ cái xoay vần càng nhiều càng tốt.
Bạn cuốn vào 1 vòng xoáy bất tận.
May mắn thì sau 1 thời gian thì tài khoản bạn sẽ dương. Nếu không thì bạn biết rồi đấy.
Vậy lựa chọn thứ nhất là chọn môi giới- và bạn coi họ là chuyên gia và họ sẽ tư vấn cho bạn.
Tôi đưa ra 1 số quan điểm sau đây xem bạn bình luận như thế nào:
Môi giới tại sao lại luôn hô bạn múc xúc, rồi bán với tần suất lớn.
- Đơn giản là vì thu nhập của họ gắn liền với doanh số giao dịch của bạn. Bạn giao dịch càng nhiều thì lương của họ càng cao. Như vậy có sự xung đột lợi ích: họ cần doanh số chứ lãi của bạn có hay không sẽ bị xếp sau lợi ích của họ. Họ không có thu nhập đủ sống thì họ bye luôn bạn ấy chứ!
- Đối tác tư vấn của bạn trình độ có ổn không? Sợ nhất là họ cũng chỉ là tay mơ… Thâm niên của họ như thế nào, đã ở thị trường này lâu chưa? Nếu họ mới làm 1 năm kinh nghiệm thì chưa chắc đã hơn bạn đâu.
- Thành tích của họ có khá không? Cái này thì bạn chịu rồi. Họ nói thế nào thì bạn biết thế. Nếu họ kiếm được tiền từ buôn bán và đầu tư cổ phiếu thì họ chả bao giờ hô bạn mua bán bằng mọi giá. Tuy nhiên số này cực ít. Và họ cũng chỉ tập trung phục vụ 1 số ít khách hàng VIP. Các khách hàng này thừa trả cho họ thu nhập để đủ sống. Có thể coi họ mới là những nhà môi giới giao dịch chuyên nghiệp
Đây là 1 cách tốt tuy nhiên câu hỏi khó hơn là chọn người nào tư vấn được cho bạn mới là vấn đề.

Cách thứ 2 là bạn có thể theo một người bạn cho là tin cậy.
Bạn của bạn là 1 chuyên gia hoặc anh hay chị ta đã tham gia thị trường quá lâu rồi. Họ là Fn còn bạn là F0. Họ đưa cho bạn 1 số mã để giao dịch, mà không ăn gì từ bạn. Trong tất cả 2 cách, khi mua bán bạn nên hỏi lý do. Thường họ không bao giờ trả lời hoặc trả lời không đầy đủ. Có thể có mấy lý do cho các câu hỏi chính sau đây:
+ điểm vào giá bao nhiêu
+ bán khi nào với giá nào.
Còn cách thứ 3 nữa:
Bạn chính là người lựa chọn mã cổ phiếu.
Nghe có vẻ phi lý phải không.
Bạn hãy suy nghĩ như sau:
Bạn phải có 1 thế mạnh hay hiểu biết gì đó về 1 lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề nào đó. Tốt nhất là trong lĩnh vực bạn đang làm.
Bạn làm ở cửa hàng phân phối sữa thì bạn biết ngay đại gia ngành sữa là có mã là VNM. Bạn làm ở ngành thép bạn phải biết HPG, HSG. Mã có thể bạn chưa biết nhưng tên công ty thì chắc chắn bạn biết. Khó hơn nữa bạn search google. Hoặc bạn có thể hỏi môi giới của bạn theo cách 1 hoặc bạn của bạn theo cách 2 để kiểm tra thêm thông tin.
Sau đó là bạn tìm kiếm những thông tin đánh giá về doanh nghiệp đấy.
Ít nhất đây chính là những bước đầu của sự phân tích.
Hãy bắt đầu với nó.
Như vậy đầu tiên bạn phải có 3 chữ cái đã. Ít nhiều bạn phải biết về nó. Để kiểm chứng và có độ tự tin thì ít nhất nó nên liên quan đến những việc bạn đang làm.
Tiếp theo hãy bắt đầu tìm hiểu về nó. Bạn chỉ cần tìm 3 mã là đủ nhưng hãy bắt đầu với 1 mã. Đừng múc những mã chỉ có 3 chữ cái mà bạn chẳng biết tí gì về nó.
Tìm hiểu bằng cách hỏi môi giới của bạn, các báo cáo phân tích; hỏi từ bạn bè đáng tin cậy của bạn.
Và tốt nhất là bạn nên dành 1 khoảng thời gian để tìm hiểu về các giao dịch đầu tư. Tối thiểu 1 tuần bạn phải dành cỡ 4 tiếng cho nó. Và có trường phái giao dịch/ đầu tư như vậy. Bạn vẫn vừa làm công việc của mình. Vừa giao dịch với mức độ chiến thắng trên trung bình, chấp nhận mức độ rủi ro vừa phải.
Và 3 câu hỏi khá đâu đầu tiếp theo là: mua giá nào, khi nào bán, bán ở giá nào.
3 câu hỏi cực khó trả lời. Nó là cả 1 hệ thống những lý thuyết phía sau. Thường mỗi người chỉ theo và mài giũa được 1 thứ là đã khá thành công rồi.
Xem thêm các bài về: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Hoặc bạn có thể trao đổi thêm với Khanh qua facebook.