Chỉ số EPS trong chứng khoán là gì? Một góc nhìn sâu hơn từ chỉ số EPS

Chỉ số EPS trong chứng khoán là gì? Một góc nhìn sâu hơn từ chỉ số EPS

Chỉ số EPS trong chứng khoán là gì? EPS thường chỉ gợi cho bạn một cái nhìn thoáng qua về lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bạn có thể dùng EPS như một bộ lọc. Như một lăng kính, bạn muốn lọc những người bạn thấy dễ mến thì chơi. Những khuôn mặt hằm hè hoặc đầy âm mưu thì né cho lành.

Trên thị trường có hàng ngàn cổ phiếu. Ví dụ bạn chỉ chọn những cổ phiếu có EPS tính đến thời điểm hiện tại lớn hơn 2000 đồng sẽ loại ra vô số. Bạn có thể đọc khái niệm cơ bản EPS là gì tại đây.

Để bàn sâu hơn một chút về EPS, chúng ta cùng tiếp tục xem:

Chỉ số EPS trong chứng khoán là gì nhé.

Một thành phần cực kỳ quan trọng của EPS chính là lợi nhuận sau thuế.

Và lợi nhuận sau thuế đến từ báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo kết quả kinh doanh là một trong bốn báo cáo trong bộ báo cáo tài chính mà các công ty trên sàn phải công bố bắt buộc định kỳ (sàn HOSE và HNX là hàng quý; riêng sàn UPCOM thì tối thiểu phải có báo cáo tài chính năm).

Đọc thêm bài về Báo cáo kết quả kinh doanh.

Bạn có thể tìm ra một công ty tăng trưởng không? Công ty đó có thể là chính công ty mà bạn đang làm việc, dù với tư cách đánh thuê hay là chủ. Nếu công ty bạn chưa lên sàn thì hãy lục lọi những công ty nào trong cùng ngành bạn đang làm, đã được niêm yết trên sàn.

Dùng EPS bạn hoàn toàn có thể lọc và tìm được những công ty ưng ý. Bằng cách quan sát EPS ít nhất trong 3 năm gần nhất để có cái nhìn dài hơi hơn. Bạn thấy EPS tăng đều đều thì có thể doanh nghiệp bạn quan tâm có vẻ ổn.

Tiếp tục. Nếu bạn nhìn ngắn hơn, hãy theo dõi EPS theo quý để cập nhật và so sánh. Thường thì bạn khó có thể đánh dài hạn vài năm. Bắt chước Buffet thật khó (mà nói luôn là bạn chả bao giờ bắt chước được- hãy tự kiểm chứng khi bạn đã tham gia đầu tư).

Một chiến lược mà tôi ưa thích là giao dịch trung hạn với thời gian khoảng 3 tháng đến hơn 1 năm. Theo chiến lược này (tôi  cũng hay gọi là công thức đầu tư trung hạn) thì bạn cần phải quan sát EPS theo quý. Lý do là: hàng quý chính là định kỳ mà các báo cáo tài chính được công bố.

Nếu bạn từng biết đến phương pháp CANSLIM thì chữ C đầu tiên chính là quan sát và so sánh mức tăng trưởng EPS theo hàng quý.

Đọc thêm về bộ sách CANSLIM của William O’Neil: Làm giàu từ chứng khoán.

Nhỡ một công ty có lợi nhuận đột biến theo quý thì sao. Nhìn EPS hay dòng lợi nhuận sau thuế cuối cùng trên báo cáo lãi lỗ là chưa đủ. Bạn cần có một cái nhìn sâu hơn chút về doanh nghiệp.

Đó chính là báo cáo kết quả kinh doanh.

Góc nhìn tổng thể báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh bạn hiểu đơn giản là có tổng doanh thu trừ tất cả chi phí sẽ ra lợi nhuận. Tìm hiểu cách tính ngọn ngành cách tính toán của nó cũng không đơn giản. Nó là công việc của bộ phận kế toán.

Tuy nhiên bạn có thể quan sát tổng thể.

Bạn thấy doanh thu từ bán hàng, doanh thu từ cung cấp dịch vụ… rồi chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…. 1 đống chi phí thấy hoa cả mắt.

Nhưng bạn hãy nhìn theo cách sau đây:

Doanhnghiệp có 2 hoạt động: là hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Và nhóm thứ 2 là nhóm bất thường.

Cái bất thường rất hay ấn tượng. Thường cái xấu hay không không bình thường sẽ đập vào mắt bạn trước. Và áp dụng thứ này vào đây cực kỳ hữu ích.

Việc của bạn là chỉ xem các khoản bất thường có hay không. Nó có to hay bé tí, mà bé tí thì không cần quan tâm. Bạn hãy xem mã số 40: chính là lợi nhuận khác

chi-so-eps-trong-chung-khoan-la-gi

Nhìn vào bất thường- lợi nhuận khác, nếu nó bé so với lợi nhuận sau thuế (mã số 60) bạn dùng luôn EPS để so sánh các quý các năm đo đánh giá mức độ tăng trưởng mà không phải lăn tăn gì cả. Mức độ tăng trưởng tăng lên hay giảm đi phản ánh các hoạt động kinh doanh chính và thường xuyên của doanh nghiệp.

Còn nếu khoản lợi nhuận khác này to đùng thì  bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng.

Giờ lại quay trở lại cái dòng đầu tiên. Nó chính là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có thể hiểu đây là nguồn doanh thu tạo tiền chính của doanh nghiệp

Bạn hoàn toàn lấy chỉ tiêu này để đo lường xem một công ty có tăng trưởng hay không. Ở đây chính là mức độ tăng trưởng doanh số. Tiêu chí này cũng có thể dùng như một bộ lọc giống EPS khi lựa chọn cổ phiếu.

Một công ty tăng trưởng thực sự thì phải tăng trưởng từ doanh thu hoạt động chính, hoạt động cốt lõi. Chứ nếu chỉ nhìn EPS thì chưa đủ. Nó có thể lẫn những khoản thu nhập bất thường.

Bây giờ bạn bắt đầu quan sát EPS bằng cách nhìn sâu vào doanh nghiệp từ báo cáo lãi lỗ

Bạn có thể chia thành 3 khu vực:

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính

Giá vốn hàng bán:  hiểu đơn giản các chi phí nằm ở khâu tạo lên sản phẩm/ dịch vụ (mã số 11)

Còn khu vực bán hàng: chính là chi phí bán hàng (mã số 25)

Khu vực quản lý điều hành chung: chi phí quản lý doanh nghiệp (mã số 26)

Như vậy từ hoạt đông kinh doanh chính của công ty,bạn quan sát chi phí ở 3 khu vực khác nhau: sản xuất- bán hàng- quản lý.

Còn một hoạt động nữa cũng được coi là hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Nó ở đoạn giữa: doanh thu tài chính và chi phí tài chính-những hoạt động liên quan đến huy động vốn, kinh doanh các tài sản tài chính của doanh nghiệp.

Từ đó bạn hiểu được từng chỉ tiêu lợi nhuận: lợi nhuận từ khu vực sản xuất (mã số 20) và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính (mã số 30)

Nghe có vẻ khá phức tạp. Nhưng đây mới chỉ là khâu đọc hiểu báo cáo kết quả kinh doanh. Nhưng để tham gia một phi vụ đầu tư hay giao dịch trung hạn trở nên thì bắt buộc bạn phải tìm hiểu về các chỉ tiêu này, sau khi đã loại hàng loạt các công ty chưa đủ tiêu chuẩn.

Nhưng nếu bạn xuất phát từ những doanh nghiệp mà bạn hiểu như công ty chính bạn đang làm hay các công ty cùng ngành thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Đơn giản là bạn đã có trải nghiệm trong ngành đó, mọi thứ dễ liên tưởng; thậm chí mấy chuyên gia phân tích còn không thể hiểu rõ thực tế các hoạt động bằng bạn. Tạm thời thế đã!

Có bất cứ trao đổi thì thêm hãy liên hệ với Khanh

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x