Trái phiếu là gì? Đầu tư trái phiếu có rủi ro không dưới góc nhìn của nhà đầu tư cá nhân?

Trái phiếu là gì? Đầu tư trái phiếu có rủi ro không dưới góc nhìn của nhà đầu tư cá nhân?

Đôi khi bạn nghe thấy người ta bàn về trái phiếu. Bạn ra ngân hàng, ngân hàng chào mời trái phiếu với lãi suất cao cho bạn, với điều kiện mua lại trong vòng 6 tháng hoặc dưới 1 năm. Nếu so sánh thì lãi suất trái phiếu cao hơn hẳn gửi tiền ngân hàng. Việc này cũng giống như bạn được chào mua bảo hiểm nhân thọ khi ra ngân hàng giao dịch. Trái phiếu là gì là câu hỏi đặt ra với nhiều nhà đầu tư cá nhân.

Có nhiều cái gợi lên sự lăn tăn của bạn: tại sao khi mình gửi tiền lại bán cái thứ không thuộc về sản phẩm của ngân hàng- kiểu như bạn đang bán cà phê tự nhiên đi chào thêm bán mỹ phẩm?

trai-phieu-la-gi

Vậy trái phiếu là gì?

Trái phiếu hiểu đơn giản là một tổ chức (còn gọi là tổ chức phát hành) đi vay- khi vay được tiền của bạn thì xác nhận bằng một tờ giấy gọi là trái phiếu. Thời hạn vay thường là 1 năm trở lên. Và kèm theo điều kiện trả lãi suất.

Trái phiếu và cổ phiếu là các tài sản cơ sở của thị trường chứng khoán.

Đọc đến đây có vẻ bắt đầu rối rắm rồi (thôi thì tài sản cơ sở hay phái sinh bạn tìm hiểu sau nếu quan tâm, không thì cứ nắm bắt những cái chính và quan trọng trước).

Có những loại trái phiếu nào?

Một công ty phát hành trái phiếu ra gọi là trái phiếu doanh nghiệp. Chính phủ muốn vay nợ thì phát hành trái phiếu chính phủ.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Hiểu đơn giản là như thế này. Khi một doanh nghiệp cần vốn thì thường đi vay ngân hàng. Nếu khoản  vay ngân hàng này có thời hạn lớn hơn 1 năm thì đó là 1 khoản vay trung hạn hoặc dài hạn (dưới 1 năm là vay ngắn hạn). Các khoản vay trung dài hạn thường là tài trợ cho 1 dự án nào đó. Dự án mới cần có thời  gian vay dài như vậy.

Ngoài cách vay ngân hàng thì công ty có thể phát hành trái phiếu. Vay ngân hàng có thể coi là cho vay riêng lẻ. Phát hành trái phiếu riêng lẻ cũng vậy. Nó liên quan đến hai khái niệm chào bán riêng rẻ- ngược lại với chào bán ra công chúng.

Bạn cứ hiểu đơn giản trái phiếu là một xác nhận quyền của chủ nợ đối với người phát hành ra nó. Trái phiếu thường có thời hạn đáo hạn (thời hạn trả nợ) trên 1 năm. Chủ nợ sẽ được hưởng lãi suất – đây là chi phí mà con nợ phải trả. Cũng giống như lãi vay của ngân hàng thôi!

Giống như một khoản vay ngân hàng. Nó có số tiền vay, lãi suất và thời hạn. Ba yếu tố chính này thường được thể hiện trên bề mặt của trái phiếu. Kể cả trường hợp lưu ký ở tài khoản của bạn thì nó cũng có đủ 3 yếu tố này ở dạng dữ liệu điện tử.

Tại sao lãi suất trái phiếu thường cao hơn tiền gửi tiết kiệm, thậm chí kể cả trái phiếu do ngân hàng phát hành?

Đơn giản vì kỳ hạn của nó dài hơn 1 năm. Thậm chí bạn so lãi suất trái phiếu với kỳ hạn gửi tiền tương đương của ngân hàng bạn thấy lãi suất trái phiếu còn cao hơn. Cái này liên quan đến khái niệm rủi ro. Giới tài chính có cho rằng rủi ro cao thì lãi suất cao (nhưng điều này thường không đúng- mặc dù giới tài chính mặc định là như vậy- họ thường đưa ra những khái niệm, công cụ phức tạp khó hiểu).

 Việc của bạn là tìm cách hiểu đơn giản nhất

Để đánh giá một khoản trái phiếu có đáng đầu tư không thì nó thật phức tạp.

Khi công ty của bạn đi vay ngân hàng 1 dự án nào đó. Thường thủ tục đánh giá cực kỳ phức tạp: đủ thứ hồ sơ, giấy tờ pháp lý, giấy tờ dự án… rồi sau đó ngân hàng mới đánh giá xem có cho vay không.

Quá trình đánh giá này được đưa ra các ban bệ, rồi hội đồng nhất là đối với các khoản vay lớn.

Và bản chất trái phiếu cũng là như vậy:  đánh giá nó cũng phức tạp không kém. Nó cần bộ phận thu thập hồ sơ, rồi đánh giá, cuối cùng mới phê duyệt. Gần giống với thủ tục của một khoản vay đầu tư dự án của ngân hàng.

Vậy có vẻ quá khó với nhà đầu tư cá nhân nhỉ?

Nhưng có 1 số cách đầu tư trái phiếu đơn giản như sau:

Khi tôi ra ngân hàng tôi được một nhân viên giao dịch thay vì giới thiệu gửi tiền mà lại đưa cho bạn 1 tập hồ sơ với một bản chào để mua trái phiếu với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm.

Bạn nhìn thấy đống giấy tờ hoa hết cả mắt đó thấy quyết định quả là phức tạp. Riêng cái đoạn đọc thì mệt rồi. Nhân viên bán hàng họ có kỹ thuật bán hàng để hối thúc bạn quyết định càng nhanh càng tốt làm cho bạn không kịp suy nghĩ ngay tại thời điểm đưa ra quyết định.

Tôi chỉ hỏi 1 câu: nếu trái phiếu này được bảo lãnh ngân hàng thì tôi mới xem xét có mua hay không?

Tuy nhiên bạn thấy đốngtài liệu đưa cho bạn xem quả có dấu của ngân hàng thật. Nhưng thường không  hề có 1 bảo lãnh nào kèm theo. Trường hợp này tôi từ chối

Một điểm nữa là trái phiếu có tài sản đảm bảo không? Nếu bạn hỏi câu này thì thường nhân viên ngân hàng tắc tị. Thậm chí chả biết nó có hay không nữa. Nó có thì quả thật là tuyệt vời để cân nhắc xem xét.

Trái phiếu có được xếp hạng tín nhiệm không? Và ở mức nào. Ở việt nam thì vẫn còn mơ hồ lắm nên tạm thời yếu tố này bạn có thể bỏ qua.

Như vậy điểm mấu chốt ở đây là gì:

Để quyết định mua trái phiếu: thứ nhất tiền phải lớn. Cứ tiền lớn là bạn thấy khoai rồi.

Thứ hai nó phải được bảo lãnh bởi các tổ chức lớn thường là ngân hàng

Nếu chắc cú nữa thì bạn đấu giá mua trái phiếu của chính phủ. Chả cần bảo lãnh cũng được. Trái phiếu này mà không thể trả được nợ thì chắc chính phủ sẽ giải tán. Mà điều này gần như không thể xảy ra. Nếu nó xảy ra thì có lẽ bạn mất nhiều thứ khác khủng khiếp hơn nhiều.

Trái phiếu chính phủ thì cần gì ai bảo lãnh nữa.

Khanh sẽ chỉ một cách để đầu tư trái phiếu an toàn với lãi suất hợp lý. Xem bài: quỹ đầu tư trái phiếu của TCBS.

Có ý kiến gì bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết này hoặc kết nối với Khanh quá Facebook nhé!

Give a Comment