Giao dịch chứng khoán theo đường hỗ trợ kháng cự- xác định vùng rủi ro và lợi nhuận

Giao dịch chứng khoán theo đường hỗ trợ kháng cự- xác định vùng rủi ro và lợi nhuận

Trong giới tài chính luôn có câu lợi nhuận lớn đi liền với rủi ro cao; hoặc ngược lại. Nhiều khi bạn hiểu nó cứ kiểu mập mờ. Kỹ thuật xác định được ngưỡng hay đường hỗ trợ và kháng cự là một trong những cách để trả lời được cho câu hỏi này. Vì là kỹ thuật nên nó là kỹ năng bạn phải trau dồi, học hỏi bằng cách quan sát biểu đồ trong một khoảng thời gian kha khá để kiểm chứng. Một kỹ năng phụ thuộc vào chủ quan của bạn chứ không khách quan như khi bạn dùng chỉ báo đường trung bình di động MA.

Khái niệm ngưỡng hay đường hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ” từ tiếng Anh là support (hỗ trợ, trợ giúp) như kiểu bạn sắp chết đến nơi hoặc sắp hết tiền là lại có người đẩy mông bạn lên cho khỏi chết đuối hoặc bơm cho bạn ít tiền ngay khi bạn vừa nhẵn túi, để có ôxy để thở!

Và “kháng cự” thì sao?

Kháng cự” (resistance) có nghĩa là sự chống lại, chống đối. Dịch chuẩn theo phân tích kỹ thuật là “kháng cự”.

Bạn hiểu như này cho dễ, nếu giá cổ phiếu giá cổ phiếu đang bay cao vút lên dường như không có điểm dừng, bỗng khựng lại như gặp một cái trần nhà cản trở. Thế là nó bị dội xuống ngược trở lại. Đó gọi là kháng cự.

Còn hỗ trợ là gì? Để dễ hình dung: hỗ trợ là cái nền dưới nhà gọi là sàn. Giá cổ phiếu rơi xuống vùng này bị dội trở lại. Giá bật tăng lên.

Bạn hãy quan sát chỉ số Vnindex:

duong-ho-tro-va-khang-cu
Biểu đồ chỉ số VNindex đến tháng 8/2022

Có vẻ như chỉ số đang dần tăng lên đến đường kẻ trên. Bạn để ý tương lai xem bao giờ nó đến mức đấy. Và xem sự phản ứng thế nào?

Quay trở lại quá khứ: Bạn thấy ngưỡng  1200 của chỉ số VNindex là ngưỡng tâm lý kinh điển trong quá khứ, test đi test lại nhiều lần. Tuy nhiên có thể giai đoạn này nó phản ứng có thể quá mờ nhạt! Vì đơn giản trong 6 tháng gần đây bạn không thấy ngưỡng phản ứng giá trên biểu đồ.

Vậy hỗ trợ kháng cự là gì?

Bạn hãy xem hình sau:

duong-ho-tro-va-khang-cu-cac-diem-can-xem-xet
Hỗ trợ và kháng cự

Nhận xét: trong một xu hướng tăng, các vùng giá cổ phiếu tại những đáy màu xanh là ngưỡng hỗ trợ. Tại đó, giá sẽ bật tăng trở lại. Còn tại các vùng giá màu đỏ, là ngưỡng kháng cự giá lên chạm vùng đó sẽ dội xuống.

Và bạn phát hiện ra một tính chất của hỗ trợ và kháng cự.

Kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ; sau khí giá phá qua ngưỡng kháng cự. Tuy nhiên không phải điều này lúc nào cũng đúng.

Và hãy lưu ý: kháng cự hay hỗ trợ là một vùng giá, chứ không phải là mức giá.

Ví dụ ngưỡng 1200 của chỉ số Vnindex là 1 vùng quanh đó, có thể dao động từ 1150 đến 1250 chẳng hạn.

Ẩn sâu đằng sau đó chính là quy luật tâm lý.

Bạn hãy nghiệm lại tâm lý của chính bạn để kiểm chứng. Bạn cũng sẽ giống như phần lớn mọi người (còn gọi là đám đông; khi giá nó vượt trên 1 nền với giá mạnh mẽ là bạn đua theo, lúc đó cái trần (kháng cự) trở lên mong manh nếu như lực đẩy giá đi quá mạnh. Nó chỉ hơi khựng 1 chút rồi tăng tiếp.

Sự tham lam cũng mạnh mẽ. Nhưng lên cao quá rồi, nếu tình trạng cứ nhì nhằng sẽ gây cảm giác chán nản. Và khi chán quá có khi xuống lại mạnh hơn như xe tuột dốc không phanh.

Từ đây , bạn thấy những dòng kẻ được vẽ ra sẽ là cả một nghệ thuật. Tùy vào sự chủ quan của bạn. Bạn sẽ tự vẽ ra. Thật ra các dòng kẻ ngang là một vùng thì đúng hơn như đã nói ở trên.

Mỗi người vẽ theo cách riêng mà họ quan sát và họ nghĩ.

Còn các đường chéo thì sao có liên quan gì đến hỗ trợ kháng cự không?

Rồi đường cong thì sao (hãy lấy đường MA- đường này mới là khách quan) bạn lại sẽ có 1 khái niệm hỗ trợ, kháng cự mới nữa.

duong-ho-tro-va-khang-cu-cheo
Biểu đồ chỉ số VNindex 8/2022

Xem thêm: các bài về phân tích kỹ thuật

Vậy rủi ro và lợi nhuận ở đây là gì? Cách ứng dụng hỗ trợ và kháng cự.

Bạn sẽ thấy: hỗ trợ thường là đáy tạo ra sau một nhịp tăng của một xu hướng lên sẽ cao hơn đáy trước đó. Hoặc nó là đáy sau ngang bằng với đáy trước trong một xu hướng đi ngang (lúc này bạn quan sát sẽ dễ hơn vì giá chỉ nhảy lên rồi bị dội xuống trong hai đường kẻ ngang này). Và vùng hỗ trợ sẽ là vùng ít rủi ro nhất nếu bạn vào lệnh mua.

Vẫn xét trong một xu hướng tăng thì vùng kháng cự khi bạn vào lệnh mua tại đó sẽ có rủi ro cao hơn nhiều.

Như vậy, ở đây bạn đã xác định được một vùng rủi ro và vùng xác suất cao để giao dịch, bạn sẽ có điểm vào cực kỳ lợi thế. Đó là ý nghĩa và ứng dụng khi áp dụng ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Và bạn phải kết hợp với xu hướng. Từ khái niệm cơ bản này sau này sẽ là nền tảng cơ sở của giao dịch chứng khoán theo các mô hình.

Bạn cho biết ý kiến hoặc cảm nhận bằng cách để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ với Khanh qua Facebook nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x