Chiến thuật trung bình giá xuống trong chứng khoán có nên áp dụng

Chiến thuật trung bình giá xuống trong chứng khoán có nên áp dụng

Bạn nếu đã từng  mua bán cổ phiếu thì đều từng nghe và có khi áp dụng chiến thuật giao dịch trung bình giá xuống. Cái này đúng ra thì nên dùng từ “chiến thuật” hay “phương pháp” thì đúng hơn. Trung bình giá xuống là chiến thuật, cứ giá xuống thì bạn càng mua thêm, vì trước đó bạn đã mua giá cao. Về mặt tâm lý, giá càng xuống bạn mua làm giá bình quân giảm đi. Và bạn cảm thấy rẻ hơn, và bạn nhìn số lỗ theo phần trăm trong tài khoản giảm đi.

trung-binh-gia-xuong
Chiến thuật trung bình giá xuống có tốt không?

Vậy trung bình giá xuống là gì?

Trung bình giá xuống (tiếng Anh hay gọi tắt là DCA) là cứ khi giá cổ phiếu giảm xuống là bạn lại mua thêm một lượng cổ phiếu của mã đã mua trước đó. Rõ ràng giá sau thấp hơn cộng với giá cao trước đó làm cho giá trung bình giảm xuống. Bạn kỳ vọng khi tăng giá trở lại thì mình sẽ có lợi nhuận.

Trung bình giá xuống thể hiện trên tài khoản chứng khoán của bạn trông thế nào?

Nếu bạn để ý gần như tất cả các phần mềm giao dịch của công ty chứng khoán thì thấy có một điều khá thú vị:

Khi bạn mua thêm số lượng mới của cùng 1 mã cổ phiếu giá thì phần mềm tự động hiện lên số tổng giá trị và giá trung bình.

Vậy nếu bạn muốn theo dõi giá mua của từng lần một thì bạn lại phải lục lại lịch sử giao dịch để biết.

Thậm chí điều này còn áp dụng tương tự với quyền mua cổ phiếu phát hành thêm. Tôi test phần lớn các app của công ty chứng khoán: mặc dù mới chỉ nộp tiền để xác nhận quyền  mua thì công ty chứng khoán cũng tự động tính trung bình giá luôn. Và bạn cảm giác là mình đang có lãi. Bạn nên biết là số cổ phiếu phát hành thêm này có khi mấy tháng sau mới về. Và cảm giác của bạn là giá cổ phiếu rẻ đi rõ rệt.

Phương pháp trung bình giá xuống có lợi hay hại gì?

Trung bình giá xuống có lợi gì?

  • Thứ nhất: chiến lược trung bình giá làm bạn cảm thấy giá cổ phiếu bình quân rẻ đi, nếu có lỗ thì lỗ ít đi (về mặt con số % trong khi số lỗ tuyệt đối thì không thay đổi).

Các  app (ứng dụng) của công ty chứng khoán tại sao không tách bạch thêm và hiển thị giá và số lượng từng lần, mặc dù họ làm điều ấy cực dễ. Tại sao họ làm vậy: vì nó đáp ứng nhu cầu tâm lý cảm thấy rẻ đi hoặc lỗ ít của các nhà giao dịch.

  • Thứ hai: Thậm chí khi giá xuống các môi giới phần lớn đều khuyên bạn nên trung bình giá xuống- khi giá xuống. Hoặc là họ không biết. Mà nếu có biết thì cũng chỉ vì phí giao dịch càng nhiều thì họ càng có thu nhập cao hơn.

Trung bình giá xuống có hại gì:

Nếu bạn giao dịch ngắn hạn, thì giá càng xuống mà bạn càng trung bình giá, cảm giác có vẻ rẻ nhưng thực  sự là bạn đang mất tiền. Mà khi bạn thấy càng mất tiền tâm lý gồng lỗ của bạn càng mạnh hơn, có khi bạn lại càng trung bình giá nhiều hơn. Tổng số tiền tuyệt đối của cả danh mục của bạn giảm nghiêm trọng.

Trung bình giá xuống dẫn đến việc lỗ tăng. Mà hàng ngày bạn cứ nhìn tài khoản thấy số tiền giảm dần dần khiến bạn càng ức chế. Nó bào mòn tinh thần của bạn, gặm nhấm vào nỗi đau của bạn. Bắt bạn càng phải chịu đựng sự ức chế và bất an. Nguy hiểm nữa ở chỗ là đến khi bạn không chịu được lỗ nữa và cắt đi thì giá nó lại bắt đầu tăng, thậm chí tăng cực nhanh.

Nếu bạn gặp đúng một đợt giảm giá dài hạn thì coi như bạn tiêu đời. Bạn trở thành cổ đông chiến lược bất đắc dĩ. (Xem lại bài giao dịch theo xu hướng)

Vậy thì khi nào mới dùng chiến thuật trung bình giá xuống này.

Thực ra chiến thuật này chỉ là vào lệnh thăm dò với các vị thế trung và dài hạn (thường là dài hạn). Lệnh thăm dò là với khối lượng thấp (số tiền ít).

Bởi ngay từ đầu, bạn đã xác định vào  số tiền ít để bắt trước đợt giảm giá điều chỉnh, với kỳ vọng là thị trường sẽ lên. Lệnh tiếp theo đó là phải khi có tín hiệu xác nhận giá đã lên. Và thậm chí bạn còn có 1 lệnh thứ 3 khi kịch bản tăng giá đã xác nhận hoàn toàn.

Trung bình khi giá lên khi bạn nhìn tài khoản bạn thấy nó càng ngày càng nở ra. Tâm lý bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều. Quyết định của tôi sẽ là trung bình giá lên, chứ không trung bình giá xuống trong cả giao dịch ngắn, trung và dài hạn.

Nói như vậy, chứ tôi vẫn cứ đôi khi mắc đi mắc lại lỗi này.

Nói vậy nhưng bạn vẫn phải kiểm chứng. Bạn hãy kiểm chứng chiến thuật này. Hãy ghi lại nhật ký theo dõi sự cảm nhận, tâm lý của mình tại những thời điểm có cảm xúc mạnh, và theo định kỳ hàng tuần trong suốt thời gian nắm giữ mã đó.

Đây là mã VNM (Vinamilk) giảm giá suốt hơn nửa năm, còn nếu bạn nhìn biểu đồ dài hơn nó giảm trong cả một năm trời

trung-binh-gia-xuong-vnm
Biểu đồ ngày của VNM

Nếu bạn liên tục trung bình giá xuống chỉ sợ khi bạn hết tiền giá vẫn cứ tiếp tục giảm.

Hãy để cảm nhận của bạn bằng cách bình luận dưới bài viết hoặc trao đổi với Khanh qua facebook nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x