Phân tích cơ bản chứng khoán có hiệu quả không?

Phân tích cơ bản chứng khoán có hiệu quả không?

Phân tích cơ bản chứng khoán: Một cách tiếp cận cơ bản hay nền tảng (giống như tên gọi của nó) khi quyết định lựa chọn và đầu tư cổ phiếu?

Trong bất cứ một phi vụ kinh doanh hay đầu tư cổ phiếu bạn cần trả lời được 3 câu hỏi quan trọng:

  1. Mua cổ phiếu nào (chính là lựa chọn cổ phiếu)
  2. Mua ở mức giá nào và dự kiến bán ở giá giá nào? (mua giá nào và xác định giá mục tiêu)
  3. Khi nào mua và khi nào bán (dự kiến thời điểm vào và ra khỏi một mã cổ phiếu).

Nên bất cứ lời tư vấn nào đưa ra mà không trả lời được cả 3 câu hỏi trên cùng một lúc thì đều là nửa vời, hoặc không chuyên nghiệp- kiểu như mua để chơi, chứ không phải giao dịch/ đầu tư nghiêm túc. Đặc biệt là những tư vấn quẳng ra mà chả nói gì về bất cứ lý do hay phân tích nào cả.

Trường hợp này, bạn chỉ có những niềm tin quá lớn thì hãy nghe theo những tư vấn ấy. Nghĩa là bạn hoàn toàn phụ thuộc vào họ- những chuyên gia (chắc gì đã là chuyên gia- biết đâu được).

Đáng tiếc là phần lớn mọi người đều vướng vào lý do này. Tiền của bạn nhưng quyết định hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. (Hãy nghĩ về rủi ro- yếu tố đầu tiên khi quyết định đầu tư cũng như giao dịch)

Có thể bạn chưa cần đến trình độ cao siêu, nhưng ít nhất bạn cần có những lý do, những căn cứ,  những nhận định cơ bản để đánh giá các lời tư vấn ấy có mức độ tin cậy đến đâu. Hoặc ở mức cao cấp hơn là bạn có phương pháp phân tích, đánh giá để củng cố cho chính quyết định của mình.

phan-tich-co-ban-chung-khoan
Phân tích cơ bản trong chứng khoán là gì?

Bạn cần hiểu xem phân tích cơ bản chứng khoán là gì đã?

Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích dựa vào những yếu tố nền tảng và cơ bản của cổ phiếu, giống như tên gọi của nó.

Phân tích cơ bản là phương pháp nhằm xác định giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường bằng cách kiểm tra các tác nhân cơ bản có tác động hoặc làm thay đổi đến giá cổ phiếu.”

Phân tích này dựa vào quan điểm cho rằng: bất cứ cổ phiếu nào cũng có giá trị. Việc tìm ra những yếu tố tác động làm tăng giá trị của cổ phiếu (hay của công ty) sẽ là nguyên nhân làm tăng giá cổ phiếu, trong một khoảng thời gian đủ dài.

Trong bài viết về EPS tôi cũng đã nói về vấn đề này rồi.

Do đó, phân tích cơ bản còn gọi là phương pháp diễn dịch, hay là phân tích logic.

Ví dụ:

  • Nếu yếu tố A (lợi nhuận) tăng lên thì giá trị cổ phiếu tăng; giá trị cổ phiếu tăng thì giá nó sẽ tăng (vấn đề là chờ đợi có thể nhanh hoặc phải đủ thời gian).
  • Công ty có dòng tiền tốt, doanh số tốt hơn so với kế hoạch (do mở rộng được thị trường xuất khẩu) nên tình hình tài chính tốt hơn, nên giá cổ phiếu tăng
  • Công ty có dự án mới vừa được tài trợ vay vốn, dự án này trước đó công ty đã thành công (bây giờ là giai đoạn mở rộng) nên giá cổ phiếu sẽ tăng…

Có vấn đề với phân tích cơ bản ở đây là:

  • Vấn đề thời gian: tại sao phải chờ thời gian đủ dài.

Đó chính là thị trường còn bị thay đổi bởi cảm xúc. Đôi khi đám đông húng lên đổ tiền vào 1 cổ phiếu nào đó, do cảm xúc, do kỳ vọng làm giá nó nhất thời tăng lên. Có thể  có thông tin tác động; nếu thông tin đủ mạnh + với sự hưng phấn, làm lực cầu tăng mạnh mẽ. Giá cổ phiếu sẽ bay lên trời.

Để đo cảm xúc thì người ta dùng phương pháp phân tích kỹ thuật. Một phương pháp khác hoàn toàn với phân tích cơ bản. Phân tích kỹ thuật ở trình độ cao sẽ đọc vị được cảm xúc của thị trường.

Như vậy 2 phương pháp này có gì mâu thuẫn nhau không mà 2 trường phái cãi nhau như mổ bò… (một câu hỏi dành cho bạn?)

Vấn đề tiếp theo là yếu tố hay tác nhân nào là quan trọng nhất (vì có quá nhiều lý do, tác nhân gây nên)

Vấn đề nữa là giá mua?

Theo kinh nghiệm của tôi, phân tích cơ bản chứng khoán thực chiến có 3 mức độ:

  • Mức độ 1: chọn được những cổ phiếu tốt; dựa trên các chỉ tiêu hay chỉ số tài chính; một cái nhìn chung về doanh nghiệp
  • Mức độ 2: hiểu được doanh nghiệp
  • Mức độ 3: định giá cổ phiếu (ước lượng xem giá cổ phiếu là bao nhiêu thì hợp lý)

Các mức độ khác nhau đòi hỏi những kiến thức, hiểu biết khác nhau.

Hiểu cơ bản về các chỉ số EPS, P/E … bạn mới đang chập chững ở cấp độ 1. Bản thân để hiểu rõ ứng dụng của các chỉ số này bạn cũng cần phải thực hành nhiều.

Quay trở lại vấn đề đầu tiên: khi bạn tiếp cận tìm hiểu doanh nghiệp từ những công ty bạn đã từng làm việc, thì bạn cực kỳ dễ dàng để hiểu và áp dụng phân tích cơ bản. Từ đó bạn mới tham vọng dịch chuyển dần tìm hiểu những mã cổ phiếu liên quan khác, những yếu tố về ngành, về vĩ mô.

Bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết này nếu có góp ý hoặc trao đổi với Khanh qua Facebook nhé!

Give a Comment