Quản lý vốn theo chu kỳ: cách tôi thoát lỗ lớn trong đầu tư chứng khoán

Quản lý vốn theo chu kỳ: cách tôi thoát lỗ lớn trong đầu tư chứng khoán

Tại sao bạn cứ thích all in cổ phiếu? Có phải là lỗi cơ bản trong quản lý vốn không?

Bạn có một tài khoản cổ phiếu để giao dịch. Tài khoản này gồm tiền và danh mục cổ phiếu của bạn đang đầu tư (hay giao dịch). Từ “đầu tư” chỉ để bao biện chứ bạn nhảy vào, nhảy ra như chong chóng.

Giao dịch này cũng giống như mua bán hay hoạt động chi tiêu. Bạn thấy giao dịch thật cám dỗ.

Khi tài khoản bạn chừng nào vẫn còn tiền: bạn vẫn cứ muốn mua một cổ phiếu nào đó. Điều này cứ luôn thôi thúc bạn phải mua. Rồi bán. Rồi lại mua.

Hàng ngày bạn thấy quảng cáo đầy rẫy. Cho đến khi ngay lúc ăn cơm mà bạn bật ti vi. Quảng cáo xuất hiện đúng lúc cần xuất hiện. Và mục tiêu của người bán hàng là thúc đẩy nhu cầu mua sắm của bạn. Và nguy hiểm hơn, thậm chí nó sẽ kích thích bạn mua ngay cả những cái mà bạn chưa có nhu cầu. Các tay trùm, các ông chủ lớn có chiến lược riêng của họ. Làm thế nào để kích thích con người tai tiêu dùng nhiều nhất, và để thu lợi trên hoạt động tiêu dùng đấy.

Đó cũng là lí do tại sao bạn hiếm khi có 1 khoản tiền tiết kiệm. Bạn mà xài thẻ tín dụng thì lại là 1 điều tuyệt vời nữa đối với họ. Tiền nó cắn vào tài khoản của bạn rất nhẹ nhàng và chỉ khi đến ngày thanh toán thẻ tín dụng bạn mới nhận ra; là lúc khi mà bạn  rút tiền từ lương để thanh toán những khoản nợ này.

Trên thị trường tài chính nó tinh vi hơn nhiều.

Nào là môi giới (đội này khuyến khích bạn giao dịch càng nhiều càng tốt). Tôi không có ý là môi giới nào cũng xấu. Nhưng để tìm một người có tâm với tiền của bạn thì cũng hơi hiếm. Nếu có thì đó là người mặc dù là môi giới nhưng nghiêng về phía cố vấn tài chính cho bạn nhiều hơn.

Rồi bạn bị ảnh hưởng bởi bạn bè, đội nhóm (mặc dù những người này không có lợi ích gì về tiền bạc của bạn).

Thậm chí kể cả khi bạn ở một mình. Bạn vẫn bị cám dỗ phải mua bán, phải giải ngân hết tiền vào cổ phiếu.

Vậy nên, kiềm chế ít mua bán có khi lại là cái hay. Cái để kiểm nghiệm tâm lí của bạn. Và chỉ bạn là người trải nghiệm kiểm chứng rồi mới biết. Chứ ai nói thì bạn cũng chưa chắc đã quan tâm.

Trường hợp bạn thích giao dịch mua bán liên tục thì sao?

Nếu bạn có sở thích giao dịch liên tục cũng không sai, miễn  là nó phù hợp với cá tính, tính cách, tâm lý của bạn. Nhưng với giao dịch tần suất lớn như thế này, bạn phải có 1 điểm mạnh về nó chứ. Cái này tốt nhất bạn đi tìm những tay chuyên nghiệp trading theo ngày để học hỏi.

Nhưng theo tôi được biết và kiểm chứng thì xác suất thắng của họ cũng chỉ là 50:50. Y hệt như tung sấp ngửa một đồng xu. Với tỷ lệ đó, tại sao họ có lãi thì nó lại liên quan đến xác suất: tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro. Mà giải thích cái này cũng có lẽ tôi sẽ viết ở một bài khác. Một bài viết thì chưa chắc đã lột tả hết ý.

Như vậy bạn không cưỡng lại được cám dỗ là toàn khoản bạn hiếm khi có nhiều tiền mặt, thường chủ yếu là cổ phiếu. Như giai đoạn hiện nay thì cao thủ lỗ khoảng hơn 10%, có thể họ đã chuyển sang tiền mặt phần lớn. Người kém hơn chút thì lỗ khoảng 30% danh mục. Còn phần đông mọi người lỗ khoảng 40-50%. Cá biệt thê thảm hơn nữa có thể là lỗ đến 50-70% tổng danh mục, đó là những người khi đua bắt đáy “hàng nóng”. (Cái này bạn tự kiểm tra với bản thân mình nếu đang giao dịch nhé).

Cách đây mấy tháng, tôi có 1 cô bạn hỏi về mã CII. Trời ạ. Và một số mã khác, khi tôi xem lại biểu đồ thấy nó tăng phi mã trong một thời gian dài. Điều đáng ngạc nhiên là cô bạn tôi không biết gì về cổ phiếu, và cũng chưa từng quan tâm đến cổ phiếu. Rồi một vài người khác chả liên quan đến cổ phiếu như mấy chị ở phòng tập Gym, bàn luận và múc cổ phiếu như đúng rồi. Rồi khoe lãi. Tôi đã bắt đầu cảm thấy rờn rợn.  Mặc dù ý tưởng rút tiền dần tiền ra khỏi chứng khoán đã được tôi thực hiện từ từ rồi.

Khi những người chưa biết gì về cổ phiếu mà quan tâm một cách thái quá thì đó là dấu hiệu đến vùng nguy hiểm. Và rất có thể đó là vùng gần sát đỉnh hoặc là đỉnh của 1 chu kỳ tăng giá (chu kỳ trung hạn hoặc thậm chí dài hạn- tính khoảng thời gian bằng năm).

quan-ly-von-theo-chu-ky
Quản lý vốn theo chu kỳ

Vậy lúc nào bạn nhận biết được rõ ràng về chu kỳ. Và quản lý vốn bắt đầu xuất hiện!

Nếu bạn có đủ trải nghiệm bạn thấy các vòng lặp này xuất hiện theo 1 khoảng thời gian. Giá sẽ lên đỉnh rồi chạm về đáy. Và rồi tạo ra 1 chu kỳ mới. Chu kỳ ấy cứ lặp đi lặp lại. Thường là vài năm 1 lần. Có chu kỳ mạnh. Có chu kỳ yếu (biến động giá mạnh hoặc yếu).

Một ví dụ nữa là năm 2016-2019 tôi có làm bên ngành bảo hiểm. Thấy anh em kinh doanh kêu thị trường xe cơ giới giảm thê thảm. Tôi mới để ý là nó kéo dài sau đỉnh của năm 2015. Cái năm mà nhà nhà, người người làm xe. Giá xe thì tăng khủng khiếp và cước vận tải đường bộ cũng vậy. Thậm chí mấy tay kế toán đồng nghiệp bạn tôi của vay cầm cố nhà làm 1 con xe, cũng mở công ty vận tải.

Khi mà những người không am hiểu sâu về thị trường nào đó mà thấy cơ hội để nhảy vào kinh doanh thì đó thường là đỉnh của một chu kỳ. Và hậu quả thì bạn biết sau đó thế nào rồi đấy.

Và đáy của chu kỳ thì sao.

Thường là khi mọi người chán nản nhất. Và bán ra. Bạn hãy chờ và kiểm nghiệm xem.

Nếu bạn chịu khó để ý bạn sẽ thấy chu kỳ này lặp lại trong tất cả những lĩnh vực khác. Người nhận biết được rõ vấn đề này thường phải có trải nghiệm về nó.

Mỗi trải nghiệm sẽ cho bạn một bài học. Còn nếu bạn hời hợt cũng sẽ lại phải học lại một lần nữa, hoặc nhiều lần. Học cho đến khi bạn rút ra được kinh nghiệm hoặc từ bỏ cái món này. Nhưng tiếc thay. Chu kỳ nó là vài năm. Còn con người thì hay quên. Tháng sau có khi quên mất những gì nó vừa mới đạp vào mặt mình trong tháng trước.

Chiến lược quản trị vốn (hay cách quản lý vốn) theo chu kỳ rất đơn giản.

Khi mà người người nhà nhà đều biết chứng khoán là khoản lãi lớn thì đó là lúc rút và giữ tiền mặt nhiều hơn so với cổ phiếu.

Khi hình thành xong đáy và giá bắt đầu ở xu hướng tăng thì gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Bạn đọc bài xu hướng ở đây.

Và bạn học được 1 kỹ thuật nữa. Để tránh cám dỗ giao dịch quá đà giống như chi tiêu. Nên ném tiền sang 1 tài khoản khác, ngân hàng chẳng hạn. Ít nhất nó cho bạn 1 rào cản để trước khi quyết đinh múc hay xúc thêm cổ phiếu, bạn cần có 1 khoảng thời gian để suy nghĩ. Chỉ cần khoảng lặng này 1 chút là rất quan trọng, có khi quyết định thành bại thương vụ của bạn. Bạn có thể một phương án nữa là mua chứng chỉ quỹ trái phiếu để phân bổ một phần tiền vào đây để có lãi cao hơn lãi suất kỳ hạn ngắn của ngân hàng .

Và nếu bạn rành hơn 1 chút về phân tích kỹ thuật bạn sẽ thấy 1 số tín hiệu cảnh báo ở điểm đảo chiều của một xu hướng tăng trung hạn cũng như dài hạn: như cụm nến hay chỉ 1 nến đảo chiều; sự phá vỡ đường xu hướng, hay chỉ báo MACD, thậm chí các dấu hiệu của phân kỳ hay ở các ngưỡng Fibonaci, ở những vùng kháng cự hay hỗ trợ quan trọng… Mấy thứ này để hiểu bạn sẽ mất kha khá thời gian. Và bạn cần có sự chỉ dẫn để thực hành. Đại loại thế!

Bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết này hoặc trao đổi với Khanh qua Facebook nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x