Quản lý tiền: giải pháp quan trọng số 1 trong đầu tư và tài chính cá nhân

Quản lý tiền: giải pháp quan trọng số 1 trong đầu tư và tài chính cá nhân

Quản lý tiền là việc quan trọng số 1 trong tài chính cá nhân cũng như đầu tư chứng khoán. Hãy cùng Khanh hiểu nó là gì và tại sao là số 1 nhé!

Quản lý tiền là gì?

Quản lý tiền bạn chỉ cần đọc là hiểu đúng nghĩa đen của nó. Đơn giản vậy thôi.

Tiền trong tay bạn, bạn biết nó lúc nào về, lúc nào ra, ra bao nhiêu, có cần ra không?

Thế là quản lý tiền.

Dưới góc độ tài chính cá nhân bạn chỉ cần biết 3 con số: chi tiêu, nợ và đầu tư. Thế là ổn.

Còn dưới  góc độ đầu tư bạn cũng cần nhớ 3 con số: đầu tư vào danh mục, tiềnd ự trữ và Nợ. Cũng khá tương đồng với quản lý tài chính cá nhân như trên.

Tại sao bạn khó có thể quản lý tiền?

Khi bạn đã để tiền trong tài khoản chứng khoán. Đó là một khoản tiền để sẵn đấy. Và điều gì xảy ra?

Bạn thấy giai đoạn vừa qua những người nào tỉnh táo nhất (những  người có kinh nghiệm đầu tư rồi) có một lợi thế quan trọng là giữ đượctiền mặt.

Trong suốt giai đoạn đi xuống của năm 2022, giữ tiền đã là khá thành công rồi.

Nhưng nhiều người trong số họ vẫn không cưỡng được khỏi cám dỗ trung bình giá xuống với mong muốn mua được cổ phiếu với giá rẻ hơn.

Có những người đã ôm 1 đống cổ phiếu bị rớt giá thê thảm gồng lỗ thì không tính nhé. Gồng lỗ vốn là điểm mạnh của bất kỳ ai, kể cả những người đã có kinh nghiệm cơ mà!

Nếu bạn để ý bạn sẽ thấy truyền thông vốn dĩ đã làm tốt nhiệm vụ của nó.

Truyền thông tác động thế nào đến quản lý tiền?

Như chuyện mua sắm bình thường thôi. Nhiều khi bạn chả có nhu cầu nhưng quảng cáo liên tục đập vào mắt.

Ngay khi ăn cơm trưa ở cơ quan hay cơm tối ở nhà, rảnh rang hơn một chút là đã có 1 quảng cáo chen ngang phi vào mặt. Có những thứ mà bạn không hề muốn.

Nhưng kỹ thuật quảng cáo chen ngang này cũng có cái hay. Nó cứ ngấm dần, ngấm dần và bạn biết 1 thượng hiệu nào đó ngấm vào bạn lúc nào không hay. Khi có nhu cầu là bạn sẽ nhớ đến nó. Thế là chi tiền.

Dạng thứ  2 nguy hiểm hơn. Là khi bạn thích một nội dung gì đó. Ví dụ bạn thấy quần áo này đẹp. Chả  hiểu tại sao quảng cáo cứ nhảy ra new feed khi bạn lướt face hay nó xuất hiện bất chợt khi bạn xem 1 trang tin nào đó.

Trên Youtube cũng vậy

Truyền thông, quảng cáo khiến bạn không thể giữ tiền được.

Thậm chí chi tiêu bằng cách dùng Nợ của thẻ tín dụng!

Thế nên giữ tiền trong thời đại bây giờ quả thật là khó, thách thức.

3-noi-dung-quan-ly-tien

Quản lý tiền trong đầu tư như thế nào?

Đầu tư cũng thế. Bạn cứ để tiền trên tài khoản thì không thể cưỡng lại được cám dỗ mua cổ phiếu, dù bạn không muốn.

Bạn sẽ phải mua một cổ phiếu vào lúc nào đó. Sớm thôi!

Do truyền thông: bạn hay xem tin, hay hóng từ các đội nhóm. Thấy cơ hội kiếm tiền lúc nào cũng ngồn ngộn ra trước mắt.

Do chính sách margin giá rẻ (đấy là các công ty chứng khoán  quảng cáo như thế). Bạn nên biết đây là một nghiệp vụ đẻ ra tiền của họ. Bản chất của giao dịch kinh doanh này là đi vay rồi cho bạn vay lại để mua chứng khoán với lãi suất cao hơn?

Rồi môi giới xui bạn mua.

Nhiều thứ lắm…

Nên: giữ tiền mặt trong danh mục đã khó. Nhưng để mà không mua cổ phiếu thì còn khó gấp nhiều lần.

Nguy hiểm hơn chính là dùng Nợ trong đầu tư.

Đây là một ham muốn khó cưỡng lại.

Dùng Nợ trong chứng khoán cực kỳ dễ dàng chứ không giống như bạn đi vay ngân hàng.

Thậm chí còn dễ hơn cả vay tín dụng với lãi suất cắt cổ trên mấy app (ứng dụng) vay tiền.

Tự động sức mua cổ phiếu, là mức của bạn có thể vay được vào tài khoản của bạn.

Điều này làm bạn càng ham muốn dùng Nợ  đến mức khó có thể cưỡng lại được.

Khi mua cổ phiếu bạn có 1 lý do rất hay để bào chữa cho việc mình dùng margin.

Lý do: vay để đầu tư mà.

Đây có lẽ cũng là sai lầm chết người. Đặc biệt là khi thị trường chưa trong xu hướng tăng.

Thế là bạn gánh Nợ.

Mà đã nợ sẽ bị chịu sức ép thanh toán, khiến đầu óc bạn khó mà thảnh thơi được.

Quản lý tiền trong đầu tư gồm những nội dung gì?

Bạn chỉ càn nhớ 3 nội dung: Khanh rất thích con số 3 cho dễ nhớ.

Nợ: bạn có nên vay margin không?

Trong chứng khoán, margin chính là Nợ.

Khó tránh được đôi lúc phải dùng margin.

Bạn đã dùng margin thì phải quản lý nó.

Cá nhân Khanh có nhiều trải nghiệm nên giờ không vay: Không vay thì không phải quản lý nữa.

Quản lý tiền mặt:

Bạn nên để tiền mặt là bao nhiêu?

Cách dẽ nhất là so tỷ trọng với tổng đầu tư bằng vốn tự có của bạn (tổng tiền bạn có để đầu tư, không có tiền vay).

Sẽ có kỹ thuật quản lý tiền mặt tương tự như quản lý margin vậy.

Quản lý những mã cổ phiếu bạn đang đầu tư.

Hay còn gọi là quản lý danh mục cổ phiếu.

Mỗi mã sẽ là bao nhiêu tiền? Có bao nhiêu mã?

Thời điểm nào tăng tỷ trọng cổ phiếu?

Kỹ thuật cân bằng tỷ trọng danh mục đầu tư có nhiều cách.

Cách mà Khanh ưa thích chính là: quản trị đầu tư theo chu kỳ.

Các ảnh hưởng của quản lý tiền tác động đến tâm lý của bạn ra sao?

Người ta cứ hay nói tâm lý cá nhân mới là số 1 trong đầu tư chứng khoán.

Điều này khá mơ hồ với người mới. Thậm chí với cả người tham gia thị trường từ 1-2 năm.

Khanh hoàn toàn đồng ý với điều này.

Xem thêm bài thuộc chuyên mục: tâm lý đầu tư.

Nào là bạn phải có đầu lạnh khi đâu tư: cái này cực khó nha.

Bạn rèn luyện lâu năm thì sẽ khá hơn đáng kể so với người mới.

Rèn luyện ở đây, kiến thức hay hiểu biết chỉ là 1 phần, quan trọng là bạn phải có những trải nghiệm và kiểm chứng những trải nghiệm đã qua của bạn.

Nó sẽ chả giống ai với ai. Mang màu sắc cá nhân!

Khi bạn dùng Margin:

Một khi bạn vay nợ margin,bạn sẽ cực cóng khi thấy giá trị danh mục đầu tư bạn bị giảm mạnh.

Kinh hơn nữa là khi 1 mã cổ phiếu bạn bị cắt margin (tỷ lệ cho vay với mã đó trở về 0 thi thôi rồ)i. Tỷ lệ an toàn tài khoản bạn bi giảm xuống. Một số trường hợp còn bị call margin: bị công ty chứng khoán gọi điện yêu cầu nộp tiền để duy trì mức vay. Hoặc bạn sẽ bị cưỡng ép bán cổ phiếu (Force sell) nếu khoogn có tiền nộp.

Thế là tâm lý cực kỳ bất ổn!

Ảnh hưởng danh mục bởi 1 mã cổ phiếu có tỷ trọng lớn:

Kể cả khi bạn khoogn vay, khi bạn xuống tiền khá lớn. Cảm giác của bạn thế nào khi chỉ một ngày, sự giảm giá của 1 cổ phiếu trong danh mục đi dứt 1 vài tháng lương của bạn.

Rất dễ bị tâm lý!

Như vậy quản lý tiền liên quan cực kỳ mật htiết đến tâm lý và cách xử lý trạng thái tâm lý của bạn.

Hai thứ này đi đôi và song hành cùng nhau.

Nói đến quản trị tâm lý phải đi liền với quản lý tiền.Khó có thể tách rời được.

Các cách quản lý tiền hiệu quả trong đầu tư.

Khanh cũng đã nói tản mạn nhiều lần rồi. Sau đây là tóm tắt lại:

Về quản lý margin hay Nợ:

Tốt nhất bạn không nên dùng khi khi rường dowtrend hay đi ngang. Bất chấp truyền thông nói gì đi chăng nữa.

Không nên đầu tư vào các mã nóng dễ bị cắt magin bất cứ lúc nào.

Trong xu hướng tăng bạn phải theo sát và cẩn thận. Chứ không thành quả đi tong ngay.

Xem lại bài: nhật ký có nên bắt đáy không?

Cá nhân Khanh không sử dụng margin sau nhiều bài học nên bỏ qua luôn khâu này.

Quản trị tiền mặt hay dự trữ

Đẻ tranh khỏi cám dỗ mua cổ phiếu. Khi có tiền thì tốt nhất bạn dịch chuyển  nó sang nơi khác.

Sang ngân hàng là tốt nhất.

Xem bài:  tối ưu tiền nhàn rỗi trong đầu tư.

Nếu cao thủ hơn bạn có thể  vẫn để tiền ở công ty chứng khoán: dùng những gói tối ưu lãi suất như isave hay isave plus của TCBS.

Quản trị danh mục đầu tư cổ phiếu.

Đây là kỹ thuật quan trong để tạo tiền.

Gồm lựa chọn cổ phiếu.

Số tiền từng loại cổ phiếu nắm giữ.

Và tổng tiền cho danh mục cổ phiếu là bao nhiêu. Mua và bán khi nào?

Kết nối với Khanh qua Facebook.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x