Tối ưu 5 cách sử dụng tiền nhàn rỗi trong đầu tư chứng khoán

Tối ưu 5 cách sử dụng tiền nhàn rỗi trong đầu tư chứng khoán

Khi nào bạn có tiền nhàn rỗi ở tài khoản chứng khoán? Cách sử dụng tiền nhàn rỗi như thế nào?

Chỉ có hai trường hợp: một là bạn chưa muốn giao dịch vì thời điểm chưa thuận lợi; hoặc là bạn đang trong quá trình học hỏi, chưa tự tin để xuống tiền.

  • Trường hợp 1: Khi bạn đang có một khoản tiền dự trữ để chuẩn bị cho một kế hoạch đầu tư (nếu có kế hoạch thì bạn ở cấp độ khá ổn rồi). Có thể là giai đoạn thị trường không thuận lợi: một pha xuống hoặc giai đoạn thị trường biến động thất thường (choppy market) trong trung hạn hoặc dài hạn.
  • Trường hợp 2: bạn có tiền nhàn rỗi cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài đầu tư chứng khoán như tiền nhàn rỗi chuẩn bị cho các khoản chi tiêu, hoặc cho các khoản tiết kiệm! Tiền nhàn rỗi để trong tài khoản tính từ vài ngày đến hơn 1 tuần.

Vậy có cách nào để khoản tiền nhàn rỗi này có hiệu quả mà rủi ro gần như thấp nhất không?

Cách sử dụng tiền nhàn rỗi thứ nhất: gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.

Một cách bình thường là bạn gửi các khoản tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Gửi ngân hàng được coi như là an toàn tuyệt đối ở Việt Nam. Khá ổn so với việc đem đi bỏ tiền vào các kênh khác có rủi ro lớn.

Nếu bạn đang đầu tư chứng khoán, giờ vẫn còn nguồn tiền mặt (thì bạn cũng xếp vào thiểu số rồi đấy, hoặc bạn đang mới toe). Nếu bạn đã từng giao dịch thì khi nhìn thấy khoản tiền mặt ở tài khoản, bạn luôn bị cám dỗ: phải giải ngân vào một hay vài cổ phiếu nào đó. Y hệt như thói quen khó cưỡng lại khi đi mua sắm của các chị em; hoặc thói quen ăn nhậu của anh em.

Nếu gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng, bạn phải gửi với 1 kỳ hạn nhất định. Để lãi suất tối ưu, bạn nên gửi từ 6 tháng trở lên. Vì hiện tại quy định đang khống chế trần lãi suất tiền gửi 4%/năm trước tháng 9/2022 với kỳ hạn gửi dưới 6 tháng. Hiện tại đã tăng lên 5% và giờ là 6%/ năm (tháng 11/2022).

Thường để tiện cho mình thì có bao nhiêu tiền bạn chỉ gửi một món. Ví dụ: bạn có 60 triệu, thì gửi một phát kỳ hạn luôn là 6 tháng (bạn có 600 triệu hay 6 tỷ cũng tương tự thôi) với lãi suất 6%/ năm chẳng hạn. Hiện nay lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng tại các ngân hàng dao động khoảng 7% đến hơn 9%/năm tùy từng ngân hàng).

Nếu gửi như trên bạn gặp phải vấn đề nếu như cần tiền rút ra ngay thì sẽ mất gần như hết lãi suất, chỉ hưởng theo lãi suất không kỳ hạn. Bạn cầu kỳ tinh ý hơn có thể dùng cách vay cầm cố thế chấp sổ tiết kiệm cho thời gian còn lại của khoản tiền gửi tiết kiệm 60 triệu nói trên.

Vấn đề thanh khoản có thể được giải quyết 1 phần bằng cách chia 60 triệu đồng thành 6 khoản 10 triệu và mỗi khoản này được gửi với kỳ hạn 6 tháng. Cứ sau 1 tháng bạn gửi 10 triệu đồng.

Cách sử dụng tiền nhàn rỗi
Cách sử dụng tiền nhàn rỗi

Cách thứ hai: sử dụng tính năng gửi tiền tích lũy của một số ứng dụng (app) tài chính và ví điện tử

Lãi suất bạn được hưởng cao hơn 4%: có thể là 5% hoặc 6%/ năm và bạn có thể rút tiền ngay lập tức như các khoản tiền ở tài khoản thanh toán ở ngân hàng. Vậy dại gì mà bạn không sử dụng.

Tuy nhiên có một vấn đề là quy mô các ví này hoặc các app này, bạn khó có thể kiểm chứng được tình hình tài chính của nó. Tiền được họ dùng như thế nào, đầu tư vào đâu thì bạn khó có thể biết rõ nên không ước lượng được rủi ro đến cấp độ nào.

Hiện nay có ví ZALO PAY với “Tài khoản tích lũy” và ví MOMO với “Túi thần tài” được khá nhiều người sử dụng.

Vì vậy, cá nhân Khanh khuyên bạn nếu thích trải nghiệm các ứng dụng này thì dùng số tiền ít vừa phải. Ít như thế nào tùy thuộc vào tình trạng tài chính cá nhân của bạn. Ví dụ: tiền để thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, đi siêu thị mua sắm… thì hoàn toàn xài được.

Cách thứ ba: xài tính năng gửi thêm tiền vào các tài khoản bảo hiểm nhân thọ.

Cá nhân Khanh đang dùng một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho phép đóng thêm vượt mức phí cơ bản. Và mức đóng thêm này được lãi suất chừng 6%/ năm và được rút bất kỳ lúc nào. Với các công ty bảo hiểm nhân thọ thì mức độ an toàn khá cao, có khi còn ngang ngửa ngân hàng ấy chứ. Thậm chí còn hơn!

Cách đầu tư tiền nhàn rỗi thứ tư: đầu tư vào các chứng chỉ quỹ trái phiếu.

Cách này được thực hiện giống như mua bán cổ phiếu. Việc của bạn là mua các chứng chỉ quỹ trái phiếu. Và khi cần tiền bạn sẽ bán chứng chỉ quỹ này đi. Gần như tính thanh khoản giải quyết được ngay, mất vài ngày tiền về. Cách này là chuẩn mực nhất, sau cách thứ nhất: gửi tiền tiết kiệm.

Chứng chỉ quỹ là gì? Quỹ đầu tư là gì? Bạn có thể đọc tại đây.

Quỹ đầu tư trái phiếu linh hoạt của TCFF của công ty chứng khoán kỹ thương là sự lựa chọn khá phù hợp.

Cách thứ năm: hiện các công ty chứng khoán có một sản phẩm hợp tác đầu tư để tối ưu hóa tiền của bạn để ở tài khoản chứng khoán.

Về bản chất nó cũng giống như các ví hoặc một số app mà Khanh giới thiệu ở cách hai.

Riêng công ty chứng khoán kỹ thương có một sản phẩm là ISAVE khá hiệu quả với lãi suất hiện tại lên tới 7-8%/ năm. Nó không phải là sản phẩm hợp tác với một đối tác khác mà dựa vào chính Ngân hàng mẹ của nó Techcombank và công ty quản lý quỹ Techcom trong cùng hệ sinh thái.

Như vậy có đến 5 cách lựa chọn. Cá nhân Khanh thì đang sử dụng cách thứ 4 và 5 (dùng tài khoản ISAVE- két vàng sinh lợi là tối ưu nhất!

Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán để dùng cách 4 và 5 tại đây.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x