Quỹ dự phòng tài chính cá nhân: cách tối ưu lãi

Quỹ dự phòng tài chính cá nhân: cách tối ưu lãi

Bạn có chút tiền, chưa có chút tiền thì cũng phải nghĩ cách để dư ra một chút. Khoản tiền này được gọi là quỹ dự phòng tài chính cá nhân.

Tôi yêu thích cái tên gọi này. Kể cả trong đầu tư cổ phiếu: Một chiến lược xuyên suốt chủ đạo của tôi là chiến lược phòng thủ. Kể cả trong chi tiêu, rồi đến tiết kiệm.

Và trong đầu tư hay giao dịch cổ phiếu cũng không phải ngoại lệ. Vẫn là chiến lược phòng thủ và thận trọng.

Quỹ dự phòng tài chính cá nhân là gì?

Dự trữ tiền để để thanh toán cho một số trường hợp bất ngờ, một số khoản chi đột xuất. Nếu không có khoản này bạn lúc nào cũng trong trạng thái ăn đong. Cuối tháng chưa đi đến chợ thì đã hết tiền. Mà nếu cứ thế thì cuộc sống tối tăm mặt mũi chả thể nào khá lên được.

Khoản tiền phòng thủ này cũng cần có ngay kể cả khi bạn đang trong trạng thái vay nợ. Khoản nợ này thường đến do bạn mua nhà, hoặc mua xe.

Thậm chí bạn cần có một cái nhìn xa hơn: có một nguồn tiền dù ít để phân bổ cho các khoản đầu tư, ngay cả khi bạn đang ở trạng thái vay nợ.

Đó là cách mà Khanh vẫn hay suy nghĩ và làm theo.

quy-du-phong-tai-chinh-ca-nhan

Tuy nhiên trước mắt thì làm sao để khoản tiền dự phòng này có lãi hơn so với gửi ngân hàng.

Nếu bạn để tiền ở tài khoản thanh toán không kỳ hạn- một tài khoản gần như không có lãi. Bạn chưa sử dụng tiền một cách thông minh.

Giờ cũng thuận tiện. Gần như dùng tất cả các app của tất cả các ngân hàng đều có tính năng gửi tiết kiệm online. Thậm chí còn được cộng thêm 0,01-0,02%/ năm so với gửi tiết kiệm tại quầy, một loại tiết kiệm thông thường với sổ bằng giấy.

Như vậy gửi tiền tiết kiệm tại quầy còn có chỗ đứng không?

Nếu tiền ít thì chả vấn đề, nhưng nếu tiền nhiều thì lại là điều khá khác biệt.

Khi bạn có tiền lớn, bạn hoàn toàn có thể thương lượng với ngân hàng với lãi suất gửi tiền cao hơn mức hiện công bố.

Bây giờ bạn đã có sẵn một  số  tiền dự trữ, mục đích là phòng thủ. Giờ bạn cần phân bổ tối ưu cho có lãi khoản tiền này. Đừng nói là số lãi quá ít để không quan tâm. Kể cả lãi ít mà bạn rèn luyện được thói quen này thì khi có khoản tiền lớn hơn bạn mới có thể quản lý tốt được.

Ví dụ: bạn có số tiền dự trữ để thanh toán, lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng bây giờ không quá 4% năm. Giả sử bạn có 60 triệu đồng. Nếu bạn gửi kỳ hạn từ 1-5 tháng, lãi suất đâu đó khoảng 3,1-4%/ năm. Để đảm bảo thanh khoản có lẽ bạn chỉ gửi kỳ hạn 1 tháng, chia nhỏ ra thành 6 khoản: cứ cách 5 ngày gửi 10 triệu đồng. Tổng số là 60 triệu.

Vậy có cách nào vượt hơn lãi suất vượt hơn mức 4%/năm. Khoảng 5-6%/năm có ổn không. Trường hợp này bạn phải gửi kỳ hạn 6 tháng, chia thành 6 khoản, mỗi khoản 10 triệu đồng. Tuy nhiên khả năng thanh toán của bạn phải là hàng tháng và hàng tháng bạn cũng chỉ giải quyết được 1/6 của tổng tiền dự trữ bạn đang có.

Vậy có cách nào tối ưu hơn nữa không cho khoản quỹ dự phòng cá nhân?

Câu trả lời là: Có

Bạn sẽ đi buôn tiền. Bạn cho vay như kiểu mấy tay cho vay nặng lãi. Lãi suất khoảng 3.000-4.000 đ/ 1 triệu/ ngày. Lãi suất quy đổi theo năm đâu đó khoảng 60-70% năm. Con số không tưởng. Nói thế thôi chứ đâu phải ai cũng kinh doanh kiểu này được.

Hay bạn tham gia chơi hụi, họ. Cầm đầu nhóm luôn thì bạn là người có vẻ kiểm soát được rủi ro. Không hẳn. Vẫn có rủi ro lớn, cái này chắc bạn cũng nghe nhiều rồi chứ.

Hay bạn buôn tiền kiểu nhỏ lẻ. Cho người thân hay bạn bè vay lại nhằm kiếm lãi suất đâu đó 8%-10% năm. Rủi ro khó tránh khỏi. Bạn không đủ khả năng đánh giá người đi vay có khả năng trả nợ cho bạn hay hông, ở mức độ nào. Bạn không thể bằng các tổ chức buôn tiền chuyên nghiệp chính thống như ngân hàng.

Vậy còn cách nào không? Có một cách rất hay: vừa có lãi suất cao tương đương cỡ kỳ hạn gửi 6 tháng, vừa có độ an toàn cao. Và đặc biệt có thể rút tiền ngay lập tức sau 1-2 ngày.

Đó chính là mua chứng chỉ quỹ trái phiếu.

Đây là cách mà tôi rút tiền mặt dần dần từ hơn 6 tháng qua từ tài khoản chứng khoán. Nếu bạn để sẵn tiền ở tài khoản chứng khoán, bạn không thể cưỡng lại được cám dỗ mua bán hàng ngày, kể cả những tay quản lý tiền cá nhân có kỷ luật nhất.

Tôi có thể nói sơ lược bản chất của nó như sau:  

Bạn có thể mua chứng chỉ quỹ trái phiếu lần đầu (còn gọi là IPO); sau đó nguồn tiền này phần lớn đầu tư vào các trái phiếu được chọn lọc: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty… Do là quỹ mở, nghĩa là nó có thể mua lại chứng chỉ quỹ từ nhà đầu tư theo giá trị ròng của quỹ (còn gọi là NAV) được công bố định kỳ (trường hợp này là bạn bán). Bạn có thể mua chứng chỉ quỹ theo giá công bố này.

  • Tại sao lãi cao hơn gửi tiết kiệm: vì lãi suất trái phiếu thường cao hơn lãi suất của ngân hàng (lãi suất  tiền gửi 6 tháng thường thấp hơn lãi suất trái phiếu bởi kỳ hạn trái phiếu thường dài hơn 1 năm).
  • Tại sao lại có tính thanh khoản mạnh: vì nhà đầu tư có thể bán lại ngay cho chính quỹ (tiền gửi thì bạn phải đợi đúng hạn mới được hưởng đủ lãi suất)
  • Nó có an toàn không? Chắc chắn vì nó được quản lý bởi công ty quản lý quỹ, được giám sát bởi ngân hàng giám sát và được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán theo quy định.

Xem thêm: chuỗi bài về quỹ đầu tư.

Bạn có thể mua chứng chỉ quỹ tại TCFF và TCBF là 02 quỹ trái phiếu được quản lý bởi Techcomsecurities. Bạn có thể mở Tài khoản online tại đây. App này có cái hay là có thể giao dịch được tất cả các sản phẩm khác của chứng khoán và có nhiều tiện ích phục vụ cho quản lý tài chính cá nhân.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x