Sau hơn chục năm giao dịch chứng khoán, Khanh vẫn trung thành với trường phái phân tích cơ bản. Lúc đó cũng chưa để ý lắm đến phân tích kỹ thuật.
Bắt đầu tham gia từ năm 2003, 2004, những phi vụ đầu tiên và đình đám nhất lại xuất phát chính là từ các cổ phiếu của những công ty mình đang làm việc. Cái thời kỳ xuống tiền đầu tiên còn chưa rõ lắm về khái niệm công ty đại chúng, công ty niêm yết.
Khanh chỉ biết là giữ cổ phiếu thì sẽ có một tiềm năng về lợi nhuận. Đơn giản vì mình sở hữu 1 phần vốn góp của công ty. Công ty có lãi thì mình sẽ được hưởng đúng phần tỷ lệ của tiền của mình có tương ứng.
Và đến năm 2006, 2007, một đợt bùng lên cổ phiếu mạnh mẽ. Một thời kỳ sôi động. Trên sàn niêm yết thì thi nhau đua lệnh mua giá trần, mà lệnh bằng giấy chứ không online như bây giờ. Và kể cả bạn đặt giá trần, bạn cũng không thể khớp được lệnh.
Rồi đến môi giới cổ phiếu OTC. Cái thời kỳ mà mua bán chỉ viết giấy tay, đặt cọc. Rồi có khi nhận tiền cọc xong là người nhận mất hút. Khanh vốn cẩn thận nên chỉ môi giới cổ phiếu OTC của chính công ty mình đang làm việc. Và có thể nói chỉ một vụ cổ phiếu môi giới là bạn đã kiếm được từ 1 đến vài tháng lương. Công ty mình làm việc mình biết rõ, thường nguồn cung cổ phiếu là những người quen, cán bộ công nhân viên thậm chí lãnh đạo của công ty cũng muốn bán 1 phần. Giá quá tốt.
Một thời kỳ sốt nóng. Mọi thứ dễ dàng. Câu chuyện sẽ còn dài, có dịp sẽ kể cho bạn chi tiết hơn câu chuyện kiếm 1 tỷ đầu tiên như thế nào?
Vốn dĩ đã nhiều năm theo trường phái đầu tư dài hạn, dùng phân tích cơ bản làm nền tảng. Và đã kiếm khá nhiều tiền từ những kiến thức này.
Nhưng sau này Khanh cũng phải trả giá khá nhiều bằng tiền. Cũng vì quá tự tin vào những điều mà mình đã biết như thế này. Sau này Khanh mới hiểu là có một hội chứng tâm lý là “tự tin thái quá”. Đặc biệt là nếu bạn làm chuyên môn khoảng chục năm. Bắt đầu hình thành những định kiến trong suy nghĩ và rất khó thay đổi. Đặc biệt trong lĩnh vực mình đang hoặc đã từng làm thì luôn cho mình là đúng.
Hội chứng này trong công việc sẽ gây cho mình một sự cứng nhắc, thậm chí bảo thủ. Tinh thần cởi mở không cao. Và khó khăn trong các quan hệ với đồng nghiệp, với lãnh đạo, với khách hàng… cũng chính từ đây.
Nhưng trong đầu tư thì nó để lại ngay hậu quả khôn lường.
Bằng chứng là từ những năm 2010 đến 2015, Khanh vẫn mất tiền khi đầu tư theo phương pháp cơ bản. Thậm chí năm 2015 bị lỗ lớn.
Năm 2017 đến 2019 lại có thành quả chút. Nhưng lại không ăn thua.

Như vậy, bằng cách nào để Khanh biết đến phân tích kỹ thuật.
Đầu tiên, nghe đến phân tích kỹ thuật tôi cảm thấy phức tạp, loằng nhằng, khó hiểu.
Mặc dù về chuyên môn cũng thích học, tìm hiểu, giải quyết và áp dụng những vấn đề mang tính kỹ thuật.
Khanh chưa từng tin là nếu chỉ nhìn các thứ biểu đồ loằng ngoằng đó mà biết được giá tăng hay giá giảm. Khanh không thấy logic ở đây.
Đến ngay cả khi mình hiểu rõ về công ty, tìm nguyên nhân, đánh giá kế hoạch mà còn vỡ alo ấy chứ.
Đơn giản là mình chưa biết về phân tích kỹ thuật. Y hệt như bạn sang một lĩnh vực mới. Một là ở tâm thế chưa biết gì. Điều này có khi dễ dàng cho mình khi học hỏi. Nhưng nếu mình đem cái tư duy mình đang làm khá tốt, thành công trong lĩnh vực của minh. Với tâm thế tự tin thì bạn khó có thể học hỏi được cái mới.
Và nhìn qua thấy có vẻ dễ dàng. Khanh cũng khá ngạc nhiên vì nhiều người chưa từng học nghiêm túc, thậm chí mới nhìn qua biểu đồ ở trang cafef mà vẫn vẽ cứ như đúng rồi. Bạn cần dùng một trong hai công cụ phổ biến là Fireant hoặc trading view để vẽ mới tạm tạm gọi là dân phân tích kỹ thuật nghiệp dư.
Cho đến năm 2019, tầm khoảng chừng giữa năm Khanh mới tò mò và bắt đầu học của một ông thầy từ Hà Nội. Ít ra là ông thầy hơn mình cỡ gần chục tuổi. Hơn nữa nhìn thâm niên qua quảng cáo (lúc đó còn ngờ ngợ, không biết có thật không) cũng có đến hơn hai chục năm thực chiến.
Học phí cũng khá mắc (tại thời điểm đó Khanh thấy vậy) và cũng tiếc tiền nên cân nhắc liệu có nên tham gia khóa học phân tích kỹ thuật này hay không?
Ngồi tại lớp free mà sau này bạn hay nghe nói đến kỹ thuật tạo phễu trong marketing và bán hàng. Buổi nói chuyện cũng khá hay và hấp dẫn. Nó cũng gợi mở nhiều cách tư duy mới, cách tiếp cận mới trong giao dịch và đầu tư.
Tôi có câu hỏi ngay tại buổi hội thảo là liệu Hòa Phát có thể tăng giá không? Lúc đó tầm tháng 9/2019. Lý do tôi đưa ra là Hòa Phát đang ở giai đoạn đầu tư dự án gang ở khu vực Hà Tĩnh. Với kinh nghiệm của mình kể cả về thực tế cũng như đã từng tham gia dự án, nghĩa là Hòa Phát sẽ tăng giá khá tốt ở giai đoạn dự án bắt đầu đi vào giai đoạn chạy ra sản phẩm.
Ông thầy gạt phăng ngay: cậu chả hiểu gì cả? Làm cho mình thấy không thõa mãn.
Đúng là sau đó khi xảy ra đỉnh đỉnh dịch Covit quý 1/2020 Hòa Phát giảm giá gần 50% so với thời điểm mình hỏi. Nếu bạn nhìn dưới biểu đồ phân tích kỹ thuật sẽ thấy trước đó vẫn chưa thể có điểm mua trung hạn chuẩn.
Bạn nên nhớ là mức đó cũng không khác gì nhiều so với cú giảm năm 2022 này, xảy ra bắt đầu từ cuối tháng tư.
Ví dụ câu hỏi đầu tiên. Liệu bạn có biết cổ phiếu mà bạn đang quan tâm đang tăng hay giảm?
Cổ phiếu bạn đang mua bạn có biết là sẽ tăng hay giảm?
Và lúc đó tôi không trả lời được.
Nhiều khi mình mua bán mà còn chả biết tăng hay giảm ấy chứ!
Mình chỉ biết mua, cho dù giá sau khi mua nó vẫn xuống nhưng kỳ vọng của mình vẫn là giá sẽ lên. Hy vọng. Chờ đợi!
Sau này tôi mới biết là mình đã sai.
Bởi vì mình có đầu tư đúng nghĩa đâu.
Giá lên chút là bán. (Cái này gọi là yếu sinh lý)
Giá xuống thì cứ gồng lỗ. (Cái này gọi là bảo vệ quan điểm của mình đến cùng: mình luôn đúng).
Câu hỏi đầu tiên đó chính là câu hỏi về xu hướng.
Xem thêm bài về giao dịch theo xu hướng
Và vấn đề vẫn là xác suất.
Bạn theo xu hướng bạn mới có xác suất thắng từ 60-80%. Không bao giờ bạn đúng được 100%.
Nếu không đúng được 100% thì tại sao bạn là cứ cho mình là đúng, và khư khư giữ cổ phiếu theo ý mình.
Bạn chỉ cần học 3 buổi để nắm những kiến thức cơ bản ở level 1. Mà 3 buổi thì làm sao mà thành công được. Bạn hãy nhớ lại kỹ năng mà bạn đang làm. Phải học mất 4 năm đại học, rồi còn phải đi làm để tích lũy kinh nghiệm kha khá thời gian nữa chứ!
Như vậy, không bao giờ có một khóa học 3 buổi thậm chí đến 5 buổi thần thánh mà bạn có thể đạt được thành công.
Có chăng, đó chính là một tư duy mới mà trước đây bạn chưa từng tiếp cận.
Và một cái hay là bạn có 3 tháng để được rèn giũa, thực hành có người hướng dẫn. Và có cả chia sẻ cơ hội về đầu tư thực chiến. Thế là Khanh quyết định tham gia.
Mà đấy mới chỉ là level 1 bạn cần thực hành khoảng đôi ba tháng cùng người dẫn dắt mới tạm hiểu được khái niệm này và ứng dụng của nó.
Rồi còn nhiều câu hỏi khác cũng khá quan trọng.
Nó tăng rồi thì liệu có tăng nữa không. Liệu nó tăng thì kéo dài trong bao lâu?
Tăng đến mức độ nào?
Giá chạy kiểu gì, theo đường nào?
Đến lúc này mình mới so sánh về 2 trường phái: phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.
Tại sao Khanh hiểu là 2 trường phái này kỵ nhau đến vậy. Y như Đông y và Tây y trong khám chữa bệnh.
Bởi vì đó là 2 chuyên môn dưới 2 góc nhìn khác nhau như Đông y và Tây y vậy. Vì khó có người theo được cả hai trường phái. Để thành thục một cái bạn cũng mất khá nhiều thời gian cho nó.
Hai thứ nó củng cố cho nhau chứ đâu có mâu thuẫn.
Và bạn biết không? Khanh phát hiện ra điểm khác biệt chết người.
Nếu như mình thuần theo phân tích cơ bản thì bạn có nhận diện được những cổ phiếu tốt. Giỏi hơn nữa bạn có thể định giá được giá trị hợp lý. Đầu tư trong dài hạn cũng khá ổn. Và bài toán ở đây vẫn là xác suất đúng, chứ không phải chắc chắn 100%.
Phân tích kỹ thuật nó có thể cho bạn những tín hiệu để bạn nhận biết cơ hội, trong cả ngắn hạn và trung hạn (thậm chí dài hạn). Cơ hội đó là những điểm mua, vùng mua hợp lý. Điểm bán. Thời điểm để chốt lợi nhuận. Cái này chính là điểm mù của phân tích cơ bản.
Thế là Khanh mới biết các khái niệm: chỉ báo, xu hướng, các đường xu hướng, mô hình…
Và cái hay ở chỗ là mặc dù không cần học hét các level cao hơn nữa bạn đọc sách phân tích kỹ thuật thực chiến đều có vẻ deexx hiểu và hứng thú hơn. Khi bạn không có nền khái niệm cơ bản bạn sx cực khó để học.
Những khái niệm mới dần trở lên quen thuộc khi mình thực hành dần dần.
Vậy phân tích kỹ thuật có những gì bạn có thể áp dụng thành công trong đầu tư.
Phân tích kỹ thuật có những nguyên lý lớn. Bạn nắm bắt được những nguyên lý cơ bản sau đây, hiểu rõ tường tận, bạn sẽ trở thành cao thủ.
- Xu hướng
- Biên độ
- Sóng
- Chu kỳ
Bạn mà học hết các món này thì học phí cũng đến tầm 100 triệu. Mà phải đúng chỗ đúng thầy.
Phân tích kỹ thuật chính là phân tích tâm lý đám đông.
Bạn có thể xem khái niệm về phân tích kỹ thuật trên wiki tại đây
Đó chính là lý do Khanh đến với phân tích kỹ thuật để có một cách nhìn mới, ứng dụng tốt hơn trong đầu tư chứng khoán. Một công cuộc mà mình đã theo đuổi trong nhiều năm. Trải qua nhiều cảm nhận. Nhiều chu kỳ khác nhau. Càng ngày càng yêu thích và củng cố một con đường mình đã chọn để gia tăng thu nhập. Thu nhập từ đầu tư.