Chứng chỉ quỹ Techcombank: hướng dẫn từ A đến Z năm 2023

Chứng chỉ quỹ Techcombank: hướng dẫn từ A đến Z năm 2023

Chứng chỉ quỹ Techcombank nếu bạn đã từng để ý những năm trước sẽ thấy có đôi phần nổi trội so với các tổ chức khác về tính năng tích hợp 3 trong 1: mua bán cổ phiếu, tính năng gửi tiền và mua bán chứng chỉ quỹ.

Nhưng từ năm 2023 có rất nhiều sản phẩm mới đáng để bạn quan tâm đầu tư.

Trước hết bạn cần hiểu chứng chỉ quỹ là gì đã để sau đó bàn sâu hơn.

Chứng chỉ quỹ là gì?

Chứng chỉ quỹ là cách bạn đầu tư một số tiền vào đó để được hưởng lợi từ chênh lệch giá (do giá chứng chỉ quỹ tăng) và dòng tiền từ lợi nhuận của quỹ đem lại.

Đầu tư khi bạn mua chứng chỉ quỹ. Khi đạt được mục tiêu bạn bán chứng chỉ quỹ đi, lấy tiền về.

Nếu nhìn từ góc này có vẻ giống cổ phiếu.

Bạn có thể mua bán một số chứng chỉ quỹ trên sàn y hệt cổ phiếu luôn.

Bảng dưới là các mã chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch trên sàn giống như các cổ phiếu.

chung-chi-quy-etf
Các chứng chỉ quỹ ETF

Sự khác nhau giữa chứng chỉ quỹ và cổ phiếu.

Khi bạn đầu tư vào cổ phiếu là đầu tư thẳng vào một công ty. Số lượng cổ phiếu bạn nắm giữ sẽ tương ứng với các quyền của bạn: quyền hưởng lợi nhuận (hoặc cùng chịu lỗ) từ kết quả kinh doanh, quyền dự họp, quyền biểu quyết tại Đại hội cổ đông… giống như các cổ đông khác.

Nhưng chứng chỉ quỹ khác đôi chút. Bạn đầu tư vào 1 quỹ bạn chỉ sở hữu lượng vốn tương ứng. Quỹ này được quản lý bởi một công ty quản lý quỹ. Họ bầu ra một ban đại diện là những người có chuyên môn về tài chính để thay bạn đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác.

Quỹ này không hình thành một pháp nhân (một công ty cổ phần sẽ có tư cách pháp nhân đầy đủ, chịu trách nhiệm trong giới hạn phần vốn góp của mình).

Tìm hiểu đầy đủ về chứng chỉ quỹ:

Xem bài: Đầu tư chứng chỉ quỹ là 1 sự lựa chọn khôn ngoan.

Chứng chỉ quỹ Techcombank là gì?

Nếu đọc qua bạn tưởng là do ngân hàng Techcombank quản lý. Thực ra không phải. Techcombank chỉ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Không có chức năng quản lý quỹ đầu tư.

Ngân hàng này đẻ ra 1 công  ty quản lý quỹ. Công ty này hoạt động theo Luật chứng khoán và chịu sự  giám sát của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Chính xác đây là công ty quản lý quỹ Techcom- 1 công ty trực thuộc ngân hàng Techcombank.

Công ty này không phải là TCBS (Công ty chứng khoán Techcom).

Vậy: chứng chỉ quỹ Techcombank là cách gọi tắt các chứng chỉ quỹ do công ty cổ phần quản lý quỹ Kỹ thương (TechcomCapital).

Nếu như trước năm 2022 thì chỉ có 3 quỹ đình đám của là quỹ TCFF, TCEF và TCBF.

TCEF là quỹ cổ phiếu.

TCFF và TCBF là quỹ trái phiếu.

Khanh có tham gia đầu tư vào 2 quỹ TCFF và TCBF trong thời gian trước khi xảy ra vụ khủng hoảng trái phiếu đầu năm 2023. Trước đó thấy khá ổn.

Quỹ TCEF là gì?

Đây là quỹ đầu tư cổ phiếu. Phần lớn tiền được đầu tư vào các cổ phiếu Blue chip, hoặc các cổ phiếu chất lượng cao.

Bạn hãy quan sát danh mục cổ phiếu của TCEF:

chung-chi-quy-techcombank-tcef
Danh mục đầu tư quỹ TCEF

Ngoài việc bạn mua chứng chỉ quỹ ETF VN30 hoặc các chứng chỉ quỹ ETF khác, đầu tư chứng chỉ quỹ TCEF là một sự lựa chọn hợp lý.

thong-tin-quy-tcef
Thông tin tổng hợp quỹ TCEF đến tháng 8/2023

Cá nhân Khanh thích tự đầu tư cổ phiếu nên cũng không mua các loại chứng chỉ quỹ này.

Xem thêm về triết lý đầu tư của Khanh.

Quỹ TCFF là gì?

Đây là sản phẩm đầu tư khá linh hoạt. Bạn bán chứng chỉ quỹ không mất phí mua lại. Quỹ đầu tư chủ yếu vào tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi hoặc các trái phiếu có thời gian đáo hạn còn lại ngắn…

Khi bạn đầu tư chứng chỉ quỹ TCFF ví dụ 3 tháng đến dưới 6 háng thường có lợi nhuận cao hơn so với tiền gửi ngân hàng cùng kỳ hạn.

chung-chi-quy-techcombank-tcff
Thông tin quỹ TCFF đến tháng 8/2023

Năm 2022 thì phí mua lại gần như bằng 0. Năm 2023 đã có sự điều chỉnh về loại phí này nên bạn cũng phải lưu ý.

Khanh có bài viết khá chi tiết về quỹ TCFF và cách sử dụng.

Xem thêm: Mua chứng chỉ quỹ TCFF- cách tối ưu tiền nhàn rỗi.

Tuy nhiên: hiện nay bạn có thể sử dụng thêm 2 sản phẩm khác cũng do TCBS cung cấp với tính năng tương tự. Khá là ưu việt!

Đó là IsaveIsave Plus.

Quỹ đầu tư TCBF:

Đây là quỹ đầu tư trái phiếu nhưng ưu tiên cho thời gian nắm giữ lâu hơn. Ít nhất từ 6 tháng trở lên.

Nếu bạn bán sớm chứng chỉ quỹ thì bị thu phí bán trước thời gian nắm giữ 1 khoản phí gọi là phí mua lại

Phí này khá cao.

Bạn hãy xem mức phí như sau.

chung-chi-quy-techcombank-tcbf
Thông tin TCBF đến tháng 8/2023

Quỹ TCBF năm 2023 khá ổn và tốt. Nhưng đầu năm lại bị sụt giảm nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho nhà đầu tư. Nguyên nhân do biến động không lường trước của thị trường trái phiếu!

Năm 2023 có thêm mấy sản phẩm quỹ mới ra đời nhằm đa dạng hóa.

Quỹ TCSME:

quy-tcsme
Quỹ TCSME

Đây là Quỹ Đầu tư vào các Cổ phiếu (giao dịch từ tháng 11/2022) của các doanh nghiệp có vốn hóa vừa và nhỏ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kỳ vọng trong dài hạn sẽ cao tỷ suất sinh lời dài hạn của chỉ số VN-Index hoặc cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng từ 3-5%/năm.

Mức phí mua lại từ 0.5%-1% nếu đầu tư dưới 1 năm nên phù hợp với những khoản đầu tư dài hạn.

Quỹ TCFIN:

quy-tcfin
Quỹ TCFIN

Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng và Tài chính Techcom – TCFIN (ngày giao dịch đầu tiên 16/08/2022) đầu tư năng động vào các Công ty hàng đầu, hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng và Dịch vụ tài chính trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam,

với lợi nhuận dài hạn kỳ vọng cao hơn tỷ suất sinh lời dài hạn của chỉ số VN-Index hoặc cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng từ 3 đến 5%/năm (Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của VN-Index từ khi thành lập: ~12%/năm).

Quỹ có mức độ rủi ro Cao vì kết quả lợi nhuận của Quỹ biến động lên xuống hàng năm phụ thuộc nhiều vào biến động thị trường chứng khoán, nền kinh tế Việt Nam và thế giới.

Quỹ có thu phí bán lại từ 0.5%-1% nếu đầu tư dưới 1 năm nên phù hợp với những khoản đầu tư dài hạn. Có thể mua và bán lại hàng ngày với mức đầu tư tối thiểu là 10.000 đồng.

Nguồn: TCBS

Quỹ TCRES:

quy-tcres
Quỹ TCRES

Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Bất động sản Techcom – TCRES (ngày giao dịch đầu tiên 14/11/2022) đầu tư cổ phiếu của doanh nghiệp ngành Bất động sản, Xây dựng và Vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Lợi nhuận dài hạn kỳ vọng cao hơn tỷ suất sinh lời dài hạn của chỉ số VN-Index hoặc cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng từ 3-5%/năm.

Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của VN-Index từ khi thành lập: ~12%/năm.
Quỹ có thu phí bán lại từ 0.5%-1% nếu đầu tư dưới 1 năm nên phù hợp với những khoản đầu tư dài hạn. Có thể mua và bán lại hàng ngày với mức đầu tư tối thiểu là 10.000 đồng.

Nguồn: TCBS

Quỹ UVEEF:

quy-uveef
Quỹ UVEEF

Và bây giờ hãy xem bạn nên làm gì với chứng chỉ quỹ Techcombank?

Cách đầu tiên là bạn đầu tư vào chứng chỉ quỹ Techcombank bằng việc mua các chứng chỉ quỹ.

Như vậy bạn có thể chọn các sản phẩm nói trên sao cho phù hợp với bạn nhất!

Có mấy lưu ý theo quan điểm cá nhân Khanh như sau:

Cá nhân Khanh thường chọn chỉ mua chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu như TCFF hay TCBF.

Còn đầu tư cổ phiếu Khanh sẽ giao dịch tập trung, tự lựa chọn mã cổ phiếu nên không đầu tư vào các chứng chỉ quỹ cổ phiếu.

Riêng chứng chỉ quỹ bất động sản sẽ tìm hiểu kỹ hơn trước khi đầu tư.

Cách thứ 2: đây là danh sách các mã cổ phiếu đã được lọc theo danh mục của quỹ.

Trước hết bạn xem danh mục các cổ phiếu mà các quỹ TCBS đã đầu tư.

Ví dụ quỹ TCEF là giữ các cổ phiếu lớn Blue chip là chính.

Quỹ TCSME là nơi lý tưởng để bạn chọn ra các cổ phiếu phù hợp. Ít ra trong danh mục này khó có hàng nóng hay đầu cơ vì đã được lựa chọn theo tiêu chuẩn của quỹ rồi.

Ban có thể tham khảo coi như đây là 1 bộ lọc thêm về danh mục cổ phiếu cần quan sát để tiết kiệm thời gian cho chính mình.

Hãy tách từng tiêu chí ra để lọc. Nếu bạn đưa quá nhiều tiêu chí trong bộ lọc sẽ không chọn được cổ phiếu nào cả.

Kỹ thuật lọc cổ phiếu nâng cao dựa vào chứng chỉ quỹ Techcombank:

Sau đây là một gợi ý:

  • Bước 1: Bạn chọn 1 loại chứng chỉ quỹ: TCEF hay TCSME…
  • Bước 2: Thêm 1 tiêu chí nữa nhưng lọc riêng.
    Bạn có thể dùng mẫu hình xu hướng theo phương pháp giao dịch SEPA chẳng hạn.
  • Bước 3: Nếu danh sách còn quá nhiều khó có thể quan sát hết, bạn thêm 1 tiêu chí nữa về cơ bản như tăng trưởng doanh thu/ lợi nhuận theo quý/ năm.

Nên thu hẹp từ 5 đến 10 cổ phiếu để sau đó tập trung tìm hiểu sâu hơn bằng cả phân tích cơ bảnphân tích kỹ thuật.

Lưu ý ở bước 2:

Có thể bạn chọn phương pháp SEPA chẳng hạn, trong đó có bộ lọc cổ phiếu đầu tiên là dùng các đường MA. Xem thêm chi tiết ở 2 bài này:

Phương pháp SEPA

Chu kỳ của cổ phiếu.

Nếu bạn chưa có tài khoản chứng khoán ở TCBS hãy bấm vào nút đăng ký ngay.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tặng ebook sắp ra mắt
hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Cẩm nang đầu tư chứng khoán cơ bản cho bạn

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Kiểm tra lại

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x